10 Giải Đấu Đắt Giá Nhất Châu Á

Giải Đấu Đắt Giá Nhất Châu Á

Bóng đá châu Á chứng kiến sự phát triển vượt bậc trong những năm gần đây. Trong khi những giải đấu đã khẳng định được chất lượng như J-League, hay K-League tiếp tục duy trì được vị thế của mình, thì sức mạnh tiền bạc đã giúp Saudi Pro League tăng trưởng vượt bậc và trở thành một trong những giải VĐQG được theo dõi ở quy mô thế giới.

Vậy, trong năm vừa qua, đâu là giải đấu đắt giá nhất châu Á? Hãy cùng điểm qua thông qua bài viết dưới đây.

10 Giải Đấu Đắt Giá Nhất Châu Á 2024

10. Uzbekistan Super League (81,3 triệu Euro)

Uzbekistan Super League - giải đấu đắt giá thứ 10 của châu Á.
Uzbekistan Super League – giải đấu đắt giá thứ 10 của châu Á. Ảnh: footballchannel

Xếp vị trí thứ 10 trong BXH là giải VĐQG Uzbekistan, với tổng giá trị của các cầu thủ rơi vào khoảng 81,3 triệu Euro.

Uzbekistan Super League được thành lập lần đầu vào năm 1992, giải đấu có 14 đội bóng hàng đầu Uzbekistan cạnh tranh cho chức vô địch. CLB đắt giá nhất giải là Pakhtakor Tashkent, với tổng giá trị đội hình là 11,1 triệu Euro. Với dàn sao đắt giá, đội bóng này đã dành chức vô địch 5 lần liên tiếp kể từ năm 2019 và gần như không có đối thủ ở cuộc đua trong nước.

1,2 triệu Euro là giá trị chuyển nhượng của Odil John Hamlovekov, cầu thủ đắt giá nhất giải VĐQG Uzbekistan. 6 cầu thủ đắt giá nhất của giải đấu này cũng là những cầu thủ quốc nội, điều này phần nào minh chứng cho sức mạnh đáng gờm của bóng đá nước này trên đấu trường châu lục, với ngôi vị á quân ở U23 Asian Cup.

9. K-League 2 (82,7 Triệu Euro)

Dù chỉ là giải đấu hạng hai, tuy nhiên K-League 2 của Hàn Quốc vẫn lọt vào danh sách 10 giải đấu đắt giá nhất châu Á, với tổng giá trị giải đấu là 82,7 triệu Euro.

Được thành lập vào năm 2013, giải đấu có 13 đội tham gia và là cơ sở liên kết với K-League 1 cho hệ thống lên/xuống hạng. Đội đóng đáng chú ý nhất của K-League 2 là Suwon Samsung Bluewings. Dù là một CLB có truyền thống lâu đời, từng vô địch K-League và cả cúp C1 châu Á, nhưng đội bóng này đã trải qua một mùa giải 2023/24 không như ý và phải xuống hạng. Giá trị của Suwon Samsung Bluewings rơi vào khoảng 8,88 triệu Euro.

Cầu thủ đắt giá nhất của K-League 2 là Valdivia, cầu thủ thuộc biên chế CLB Jeonam Dragons. Anh được định giá 800,000 Euro và có 14 bàn thắng cùng 14 kiến tạo sau 36 trận ra sân.

8. Persian Gulf Pro League (129,28 Triệu Euro)

Là một trong những đội tuyển mạnh của châu Á, không quá ngạc nhiên khi giải VĐQG của Iran có mặt trong danh sách những giải đấu đắt giá nhất của châu Á.

Persian Gulf Pro League được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2001 và có 23 năm tồn tại, phát triển. 16 đội bóng hàng đầu của Iran sẽ thi đấu theo hình thức vòng tròn tính điểm để tìm ra nhà vô địch và các CLB đại diện thi đấu ở châu Á.

Điều khác biệt của giải VĐQG Iran so với các giải đấu khác là số lượng cầu thủ ngoại quốc chỉ chiếm 8,8% tổng số cầu thủ được đăng kí. Trong số đó, Estegral FC là đội bóng có số lượng cầu thủ ngoại quốc nhiều nhất với 6 người, đây cũng là đội bóng đắt giá nhất với tổng giá trị là 16,03 triệu Euro.

Cầu thủ đắt giá nhất của giải đấu là Oston Urunoff. Tuyển thủ Uzbekistan có giá 2,5 triệu Euro.

7. Chinese Super League (136,72 Triệu Euro)

Dưới chính sách ưu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình, bóng đá Trung Quốc được cung cấp nhiều tiền hơn cho cơ sở vật chất và quy mô tổ chức, biến nó trở thành giải đấu đắt giá thứ 7 châu Á.

Thời hoàng kim của Chinese Super League đến vào những năm 2012-2018, khi giải đấu này mời chào một loạt những ngôi sao hàng đâu châu Âu với mức lương hấp dẫn. Đây là cuộc chơi của 16 đội bóng hàng đầu Trung Quốc, được thành lập vào năm 2004, tức 20 năm trước.

Guangzhou Evergrande từng là đội bóng làm mưa làm gió trong giai đoạn đó, khi sở hữu một loạt sao số. Tuy vậy, do sự sụp đổ của công ty mẹ, đội bóng này sau đó cũng sớm phá sản. Hiện tại, Shanghai Seaport là CLB đắt giá nhất giải, với tổng giá trị đội hình là 18,29 triệu Euro.

Cầu thủ đắt giá nhất của giải đấu này là Crysan, tiền đạo thuộc biên chế của CLB Shandong Taishan. Anh được định giá 4,5 triệu Euro và là một trong những cầu thủ hay nhất giải đấu.

6. J2 League (147,19 Triệu Euro)

Với định giá giải đấu là 147,19 triệu Euro, J2 League là giải đấu đắt giá thứ 6 toàn châu Á.

J2 League là giải đấu hạng dưới của J1 League, vì thế một số đội bóng ở hạng đấu này có trình độ và thực lực không hề thua kém J1 League. Đội bóng có giá trị cao nhất là Shimizu S-Pulse, với tổng giá trị của các cầu thủ là 13,13 triệu Euro. Họ cũng đang là đội bóng sở hữu cầu thủ đắt giá nhất giải, Aziz Yakub, người có giá 3 triệu Euro.

Giá trị của J2 League có sự gia tăng ổn định hàng năm, và dần dần bắt kịp với các giải hạng nhất của những nền bóng đá hàng đầu châu lục. Khoảng cách giữa J2 League và K-League 1 là rất thấp, điều này cho thấy sự bài bản và sức mạnh đáng gờm của bóng đá Nhật Bản.

7. K-League 1 (154,47 Triệu Euro)

Giải đấu số 1 của Hàn Quốc xếp thứ 5 trong danh sách, với tổng giá trị của các cầu thủ là 154,47 triệu Euro.

K-League 1 được hình thành vào năm 1983 và là một trong những giải đấu lâu đời của châu Á. Đây là cuộc so tài của 12 đội bóng mạnh nhất Hàn Quốc, với thể thức thi đấu có phần khác biệt với các giải đấu khác. Cụ thể, 6 đội bóng xếp ở nhóm trên sẽ thi đấu với nhau để đua vô địch, trong khi 6 đội bóng ở nhóm dưới sẽ phải cạnh canh để tránh xuống hạng.

Đội bóng đắt giá nhất của K-League 1 là Jeonbuk, CLB đang xếp ở vị trí thứ 11 và có đến 50 cầu thủ trong đội. Tổng giá trị đội hình của Jeonbuk là 18,6 triệu Euro. Trong khi đó, cầu thủ đắt giá nhất của giải đấu là Jesse Lingard. Cựu cầu thủ của Manchester United có giá 5 triệu Euro.

4. J1 League (281,93 Triệu Euro)

Sanfrecce - CLB đắt giá nhất J-League. một trong những Giải Đấu Đắt Giá Nhất Châu Á,
Sanfrecce – CLB đắt giá nhất J-League. Ảnh: Facebook

Được thành lập vào năm 1992, J1 League đã trải qua hơn 32 năm phát triển, vươn mình trở thành một trong những giải đấu chất lượng và thành công nhất châu Á.

J1 League là cuộc chơi của 20 CLB, cạnh tranh cho chiếc cúp vô địch danh giá. Thể thức thi đấu của J1 League tương tự như các giải VĐQG hàng đầu châu Âu, với tính cạnh tranh rất cao.

Đội bóng đắt giá nhất J1 League hiện tại là Sanfrecce Hiroshima, CLB cũng đang đứng thứ 1 trên BXH. Với giá trị đội hình vượt mức 20 triệu Euro (21,18 Triệu Euro), Sanfrecce cũng đang sở hữu cầu thủ đắt giá nhất giải, Hayao Kawabe (5 triệu Euro).

3. Qatar Stars League (308,53 Triệu Euro)

Với tổng giá trị giải đấu vượt mức 300 triệu Euro, Qatar Stars League thuộc top 3 giải đấu đắt giá nhất châu Á.

Điểm đặc biệt của giải đấu này là số lượng CLB tham dự và tỉ lệ cầu thủ ngoại quốc. Cụ thể, Qatar Stars League chỉ có 12 đội bóng góp mặt, bằng với K1 League, nhưng có giá trị giải đấu gần gấp đôi so với giải đấu số 1 của Hàn Quốc. Ngoài ra, số lượng cầu thủ ngoại quốc của giải đấu này còn chiếm tỉ lệ 41,9%.

Với số lượng cầu thủ ngoại quốc đông đảo, không quá ngạc nhiên khi giải đấu này có nhiều danh thủ từng khuynh đảo châu Âu, bao gồm Marco Verrati và Luis Alberto. Al-Duhail SC là đội bóng đắt giá nhất giải đấu (65,08 triệu Euro) và cũng là đội ít ngoại binh nhất.

Cầu thủ đắt giá nhất Qatar Stars League là Mohamed Kamara, cựu cầu thủ của AS Monaco. Tuyển thủ Mali có giá trị 20 triệu Euro.

2. UAE Gulf League (342,72 Triệu Euro)

Được thành lập vào năm 1973, UAE Pro League (hay UAE Gulf League) là giải đấu có thứ hạng cao nhất của UAE, bao gồm 14 đội tranh tài cho chức vô địch. Tổng giá trị của giải đấu là 342,72 triệu Euro, cao thứ hai châu Á.

Al Ain, nhà vô địch AFC Champions League 2023/24, là đội bóng đắt giá nhất giải, với giá trị đội hình là 44,92 triệu Euro. Đây cũng là đội bóng sở hữu cầu thủ đắt giá nhất giải, Soufiane Rahimi. Tuyển thủ Ma Rốc được định giá 8 triệu Euro.

1. Saudi Pro League (1,02 Tỉ Euro)

Al HIlal là đội bóng đắt giá nhất Saudi Pro League, Giải Đấu Đắt Giá Nhất Châu Á.
Al Hilal là đội bóng đắt giá nhất Saudi Pro League. Ảnh: Facebook

Không quá ngạc nhiên khi giải đấu đắt giá nhất châu Á là Saudi Pro League. Với tổng giá trị vượt mức 1 tỉ Euro, Saudi Pro League thậm chí còn có giá cao gấp 3 lần so với các giải đấu xếp sau.

Kể từ khi Ronaldo chuyển sang Al Nassr vào năm 2023, giải đấu này dần được chú ý trên bản đồ bóng đá thế giới và sau đó, một loạt tên tuổi cập bến Ả Rập Xê Út, nâng tầm chất lượng và tên tuổi của giải đấu này.

Cầu thủ đắt giá nhất của Saudi Pro League là Moussa Diaby, tân binh của Al Ittihad. Tiền đạo này được định giá đến 55 triệu Euro. Đội bóng có giá trị cao nhất giải là Al Hilal. Với dàn sao dẫn đầu bởi Neymar, nhà ĐKVĐ Saudi Pro League có giá trị lên tới 243 triệu Euro, ngang bằng với một đội bóng có tên tuổi ở châu Âu.