K-League: Giải Đấu Hấp Dẫn Và Cạnh Tranh Nhất Châu Á 

K-League là giải bóng đá chuyên nghiệp hàng đầu Hàn Quốc. Được thành lập vào năm 1983, K-League được biết đến với tiêu chuẩn thi đấu cao và đã sản sinh ra nhiều cầu thủ tài năng đạt được thành công ở cấp độ quốc tế. Theo bảngxếp hạng giải đấu cấp câu lạc bộ AFC do Liên đoàn bóng đá châu Á đánh giá, K-League xếp ở vị trí thứ 3 vào năm 2022, sau Ả Rập và Nhật Bản.

Bảng Xếp Hạng K-League

Lịch Sử Của K-League

Năm 1983, giải đấu ban đầu được thành lập như một cuộc thi chuyên nghiệp gồm năm đội, chủ yếu là các câu lạc bộ bán chuyên nghiệp hay còn gọi là nghiệp dư, do các công ty sở hữu và điều hành. 5 đội đầu tiên vào thời điểm đó là Hallelujah FC, Yukong Elephants, POSCO Dolphins, Daewoo Royals, Kookmin Bank FC. Ở mùa giải đầu tiên, Hallelujah FC là nhà vô địch. Trong số 5 đội bóng tại mùa giải đầu tiên chỉ còn 3 đội là Yukong Elephants (Jeju United FC), POSCO Dolphins (Pohang), Daewoo Royals (Busan IPark) vẫn còn thi đấu dưới tên gọi mới, 2 đội còn lại hiện đã giải thể.

Năm 1984 và 1985, giải đấu mở rộng ra tám câu lạc bộ, tuy nhiên đến mùa giải 1987, thu hẹp xuống chỉ còn năm câu lạc bộ. Đến năm 1995, K-League đã phát triển trở lại để một lần nữa mở rộng lại quy mô với 8 câu lạc bộ thành viên. Kể từ đó, giải đấu đã tiếp tục dần dần mở rộng và phát triển, bao gồm 10 đội vào năm 1997, 12 đội vào năm 2003 và đỉnh điểm là 16 đội vào năm 2011.

Cuối năm 2011, Hiệp hội bóng đá Hàn Quốc đã công bố kế hoạch ra mắt giải hạng hai quốc gia cho năm 2013, hoàn chỉnh các quy tắc thăng hạng và xuống hạng và sẽ bắt đầu được áp dụng vào cuối mùa giải 2012. Các đội bị xuống hạng sẽ đăng ký tham gia tranh đấu trong giải hạng hai, có tên gọi là K League Challenge, trong khi hạng đấu K-League 1 được đổi tên thành K League Classic. Đến mùa giải 2018, các giải đấu đã được đổi tên để tránh sự nhầm lẫn giữa giải Classic và Challenge, từ đó hạng nhất trở thành K League 1 và hạng hai sẽ được gọi là K League 2.

Năm 2020, K-League cũng như nhiều giải bóng đá khác trên toàn thế giới phải điều chỉnh hoạt động do đại dịch Covid-19. Các trận đấu ban đầu được diễn ra mà không có khán giả, với các biện pháp nghiêm ngặt về mặt sức khỏe được áp dụng để bảo vệ các cầu thủ và nhân viên sân bóng. Sau đó, một số lượng hạn chế người hâm mộ được phép tham dự các trận đấu, đồng thời bắt buộc phải đeo khẩu trang và tuân theo các quy định về giãn cách xã hội. Bất chấp những thách thức này, K-League vẫn kiên cường và tiếp tục thể hiện được sức ảnh hưởng của mình khi thu hút rất nhiều sự quan tâm từ công chúng và báo chí không chỉ trong nước mà còn cả thế giới.

Vào thời điểm hiện tại, Jeonbuk Hyundai Motors FC là đội giàu thành tích nhất tại K League 1 và cũng được đánh giá là nhiều tiềm năng nhất với 9 chức vô địch. Kình địch nổi tiếng với đội là Seongnam FC với thành tích 7 chức vô địch. Vào mùa giải 2019, Jeonbuk Hyundai Motors FC là nhà vô địch và cũng là đội bóng đắt giá nhất giải đấu.

Thể Thức Thi Đấu K-League

K-League được chia thành hai hạng đấu: K-League 1 và K-League 2. Mỗi đội thi đấu với tất cả các đội khác nhiều lần trong mùa giải, theo loạt trận sân nhà và sân khách. Các đội giành được ba điểm cho một trận thắng, một điểm cho một trận hòa và không có điểm nếu thua. Vào cuối mùa giải, đội có nhiều điểm nhất sẽ giành chức vô địch. 

Hiện tại, K-League 1 có 12 đội, trong khi K League 2 vẫn ổn định với 10 đội kể từ năm 2017. Trong K League 1, mỗi đội thường chơi một mùa giải 38 trận với ba trận đấu với mỗi đội cộng thêm năm trận chung kết chia bảng, trong khi K League 2 thường có lịch trình cân bằng 36 trận đơn giản với bốn trận đấu với mỗi đội. Giai đoạn 1, các đội tham gia sẽ thi đấu 22 vòng đủ lượt đi và lượt về. Tiến đến giai đoạn 2, các đội sẽ đá 1 lượt trong 11 vòng đấu. Giai đoạn 3 sẽ chia thành 2 nhóm gồm 6 đội đầu bảng và 6 đội cuối bảng, cái đội trong nhóm sẽ thi đấu lần lượt với nhau trong 5 vòng đấu để xác định 3 vị trí cao nhất cũng như thứ hạng của các đội khi mùa giải kết thúc. 

Mùa giải mới tại K League 1 sẽ bắt đầu vào tháng 3 và kết thúc vào tháng 11 sau 9 tháng tranh tài với tổng cộng 43 trận bóng. Đội vô địch và á quân K League 1 sẽ là ứng cử viên chính thức cho giải đấu châu lục AFC Champions League. Đội bóng đứng thứ hạng 3 sẽ được tham dự vòng play-off để tranh vé vớt, nếu thắng sẽ được tham dự vòng bảng tại cúp C1 châu Á. 

mùa giải 2024 k-league

Đội đứng đầu trong K League 2 được sẽ được thăng hạng ngay lập tức, trong khi đội xếp cuối bảng K League 1 sẽ bị xuống hạng. Ba đội xuất sắc tiếp theo trong K League 2 sau đó sẽ được tổ chức thi đấu thứ hạng đặc trưng của Hàn Quốc. Đội đứng thứ 11 của K League 1sẽ phải đá play-off để tránh xuống hạng với đội đứng thứ 2 của K League 2.

Chính vì những quyền lợi này, K League luôn được đánh giá là giải bóng đá có khâu tổ chức và thể lệ hợp lý giúp nền bóng đá Hàn Quốc tiếp tục phát triển và đạt được nhiều thành tựu tại châu lục.

Các CLB, Số Chức Vô Địch Và Sân Vận Động Thi Đấu

TÊN CLBNĂM THÀNH LẬPSỐ CHỨC VÔ ĐỊCHS N VẬN ĐỘNG (sức chứa, địa điểm & năm thành lập)
Busan IPark19794 chức vô địch K1 ( 1984, 1987, 1991, 1997)SVĐ Busan Asiad Main Stadium (53,769)
Daegu FC2002Chưa có chức vô địch nào
Cúp FC: 2018
SVĐ DGB Daegu Bank Park (12,415)
tại Daegu, 2019
Gangwon FC2008Chưa có chức vô địch nào
Cúp FC: Không có
SVĐ Chuncheon Songam (20,000)
tại Gangwon, 2008
Gwangju FC2010Chưa có chức vô địch nào
Cúp FC: Không có
SVĐ Gwangju World Cup (40,245)
tại Gwangju, 2020
Incheon United FC2003Chưa có chức vô địch nào
Cúp FC Không có
SVĐ Incheon Football (20,891)
tại Incheon, 2012
Jeonbuk Hyundai Motors FC19949 chức vô địch K1 ( 2009, 2011, 2014, 2015, 2017, 2018, 2019, 2020, 2021)
Cúp FC: 2000, 2003, 2005
SVĐ Jeonju World Cup (42,477)
tại Jeonju, 2002
Pohang Steelers19735 chức vô địch K1 ( 1986, 1988, 1992, 2007, 2013)
Cúp FC: 1996, 2008, 2012, 2013, 2023
SVĐ Pohang Steel Yard (17,443)
tại Pohang, 1980
Sangju Sangmu FC1984Chưa có chức vô địch nào
Cúp FC: Không có
SVĐ Sangju Civic (15,042)
tại Sangju, 1992
FC Seoul19836 chức vô địch K1(1985, 1990, 2000, 2010, 2012, 2016)
Cúp FC: 1998, 2015
SVĐ Seoul World Cup (66,704)
tại Seoul, 2002
Suwon Samsung Bluewings19954 chức vô địch K1 ( 1998, 1999, 2004, 2008)
Cúp FC: 2002, 2009, 2010, 2016, 2019
SVĐ Suwon World Cup (43,959)
tại Ulsan, 2001
Ulsan Hyundai FC19834 chức vô địch K1 (1996, 2005, 2022, 2023)
Cúp FC: 1996, 2005
SVĐ Ulsan Munsu Football (44,102)
tại Ulsan, 2001
Seongnam FC19897 chức vô địch K1 (1993, 1994, 1995, 2001, 2002, 2003, 2006)
Cúp FC: 1999, 2011, 2014
SVĐ Tancheon (16,146)
tại Seongnam, 2009

Đại kình địch của các câu lạc bộ K-League

Sự đối đầu của các đại kình địch luôn là tâm điểm chú ý của người hâm mộ, không chỉ lấp đầy sân vận động mà họ vẫn luôn luôn theo dõi trận đấu qua màn hình nhỏ.

Trận Chiến Khai Mạc Làm Nên Tên Tuổi K-League

Trận chiến đầy tự hào đầu tiên của K-League đã diễn ra vào năm 1983 giữa hai CLB chuyên nghiệp, Yukong và Hallelujah.

Diễn ra vào ngày 8 tháng 5 năm 1983 tại sân vận động Dongdaemun ở Seoul, trận đấu kết thúc với tỷ số hòa 1-1 và đã thu hút sự chú ý lớn từ cộng đồng, được coi là màn khai mạc lịch sử và làm nên tên tuổi cho K-League.

Trận đấu thứ hai giữa hai đội được tổ chức tại Busan đã tiếp tục là một sự kiện lớn, với số lượng khán giả đông đảo. Tại Sân vận động Gudeok vào ngày 14 tháng 5, trận đấu kết thúc với tỷ số hòa 3-3, đánh dấu một trận đấu kịch tính và gây ấn tượng.

Trong năm 1983, cả hai trận đấu giữa Hallelujah và Yukong đều kết thúc với tỷ số hòa, cho thấy sự cạnh tranh gay gắt giữa hai đội đồng thời cũng là một biểu tượng đặt nền móng cho K-League.

“Car Derby”

Sau sự thành công của K-League trong năm đầu tiên, các thành viên ban đầu như Daewoo đã quyết định tham gia vào lĩnh vực thi đấu bóng đá chuyên nghiệp, trong khi Hyundai cũng thành lập một đội bóng chuyên nghiệp của riêng mình. Điều này đã mở ra một cuộc cạnh tranh mới giữa hai tên tuổi lớn trong ngành công nghiệp ô tô.

Trong những năm đầu tiên, Daewoo đã sử dụng K-League để tăng cường hình ảnh và quảng bá thông qua chiến lược tiếp thị và quản lý đội bóng của mình. Các giải thưởng từ K-League đã giúp cải thiện hình ảnh của Daewoo và tác động tích cực đến doanh số bán hàng của họ. Điều này khiến Hyundai Motors cũng thành lập một đội bóng chuyên nghiệp để cạnh tranh.

Hai đối thủ này, với sức mạnh tài chính lớn đã thu hút các cầu thủ nổi tiếng và cung cấp các dịch vụ độc đáo dành cho fan, đã giúp họ trở thành những câu lạc bộ được người hâm mộ yêu thích nhất. Cuộc cạnh tranh giữa Daewoo và Hyundai bắt đầu nổi lên từ năm 1987, tạo nên một sự kiện được gọi là “Car Derby”.

“Derby Bờ Đông” – Trận Đấu Hay Nhất Lịch Sử K-League

Trận playoff vào năm 1998 giữa hai đội Pohang và Ulsan được xem là một trong những trận đấu hay nhất trong lịch sử K-League, khi Pohang giành chiến thắng 3-2 trong lượt trận thứ 1 đầy kịch tính bằng ba bàn thắng chỉ trong hiệp phụ của hiệp hai.

Sự kình địch giữa hai đội càng trở nên hấp dẫn hơn khi các cầu thủ ngôi sao chuyển nhượng giữa họ. Kim Byung-ji, người từng là thủ môn của Ulsan, sau đó chuyển đến Pohang, tạo ra cái gọi là “lời nguyền của Kim Byung-ji” khiến Ulsan trở nên nhỏ bé và bị áp đảo tuyệt đối trước Pohang.

“Derby Bờ Đông” - Pohang gặp Ulsan
Derby Bờ Đông” – Pohang gặp Ulsan. Nguồn: KLeague 

Các trường hợp khác như Oh Beom-seok và Seol Ki-hyeon cũng tạo ra những câu chuyện thú vị khi họ chuyển từ Pohang sang Ulsan và ngược lại. Trận đấu giữa Pohang và Ulsan trở nên càng kịch tính hơn với sự hiện diện của những cầu thủ này.

FIFA đã nhấn mạnh tầm quan trọng của “Trận Derby Bờ Đông” trong sự kiện “Những đối thủ bóng đá cổ điển” năm 2009, thể hiện sức hút và ý nghĩa của cuộc đối đầu này đối với người hâm mộ.

“Siêu Trận Đấu” Khốc Liệt Nhất K-League

Nói về các trận đấu khốc liệt nhất của K-League không thể không nhắc đến các cuộc chạm trán giữa FC Seoul và Suwon Samsung Bluewings, khi xuyên suốt lịch sử bóng đá Hàn Quốc là sự tranh chấp nảy lửa với nhiều trận đấu đáng nhớ giữa cặp đôi này.

“Siêu trận đấu” - Seoul chạm chán Suwon
“Siêu trận đấu” – Seoul chạm chán Suwon. Nguồn: KLeague

Được mệnh danh là các “Siêu trận đấu” khi thu hút sự chú ý của không chỉ những người ủng hộ các CLB, mà cả những người hâm mộ K-League trên toàn quốc khi cả 2 đội đều là những CLB khét tiếng đương thời và được sở hữu bởi các công ty điện tử lớn nhất Hàn Quốc, Samsung và LG.

Một số cuộc chạm trán kịch tính hơn trong trận đấu này bao gồm trận chung kết K-League 2008 và trận chung kết Cúp FA 2016 đầy cạnh tranh, cả hai trận đều chứng kiến ​​Bluewings giành chiến thắng chung cuộc.

các câu lạc bộ bóng đá  k-league

Những Cầu Thủ Nổi Bật Của K-League

Jo Hyeon-woo

Jo Hyeon-woo bắt đầu con đường bóng đá chuyên nghiệp khi đầu quân cho câu lạc bộ Daegu FC từ năm 2013. Suốt 6 năm, anh đã đứng trước khung gỗ Deagu FC 202 lần nhưng chưa có nhiều thành tích nổi bật.

Từ năm 2020, trong màu áo của câu lạc bộ hiện tại Ulsan Hyundai, sự nghiệp của Jo Hyeon-woo đã có nhiều khởi sắc hơn với 159 lần ra sân và gặt hái nhiều thành công tại các nhiều đấu trường như Giải hạng Nhất Hàn Quốc (K-League), Giải vô địch thế giới các CLB, Champions League châu Á.

Anh cũng là gương mặt sáng giá được gọi lên tuyển để tham gia giải đấu lớn nhất hành tinh World Cup 2018 và gần đây nhất là đầu tiên được góp mặt trong đội hình đội tuyển Hàn Quốc ở giải đấu Asian Cup 2023.

Kim Young-Gwon

Kim Young-gwon sinh ngày 27 tháng 2 năm 1990 tại Jeonju. Anh đã chơi cho nhiều câu lạc bộ nổi tiếng từ Trung Quốc đến Nhật Bản và hiện tại đang dừng chân tại câu lạc bộ Ulsan Hyundai.

Kim Young-gwon không chỉ nổi tiếng tại các giải đấu cấp câu lạc bộ mà còn là một thành viên quan trọng của đội tuyển quốc gia Hàn Quốc. Anh đã ghi dấu ấn đặc biệt tại World Cup 2018 khi giúp đội tuyển Hàn Quốc làm nên nhiều điều bất ngờ, trong đó có chiến thắng quan trọng 2-0 trước Đức trong vòng bảng.

Ở tuổi 33, Kim Young-gwon vẫn cho thấy phong độ và thể lực đáng nể, giúp anh có thể tiếp tục chinh chiến ở mùa giải K-League tiếp theo. Thi đấu trong vai trò trung vệ, anh hứa hẹn sẽ tiếp tục mang lại những đóng góp quan trọng cho cả câu lạc bộ và đội tuyển quốc gia Hàn Quốc.

Joo Min Kyu

Joo Min Kyu đã ghi dấu ấn mạnh mẽ trong giới bóng đá Hàn Quốc khi trở thành Vua phá lưới của Giải đấu K-League 2023 với thành tích 17 bàn thắng ấn tượng.

Joo Min Kyu đang là một trong những cầu thủ quan trọng của Ulsan Hyundai, có công lớn giúp câu lạc bộ lên ngôi vô địch. Với khả năng săn bàn sắc sảo và tinh thần đội tuyển mạnh mẽ, Joo Min Kyu không chỉ là một ngôi sao của câu lạc bộ mà còn là nguồn động lực lớn cho các thế hệ bóng đá trẻ Hàn Quốc.