J-League: Giải Đấu Của Những Trận Cầu Mãn Nhãn 

Giải bóng đá chuyên nghiệp Nhật Bản (J-League) được thành lập vào năm 1993, là một trong những giải bóng đá chuyên nghiệp thành công nhất ở châu Á. Giải đấu cũng đang ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam, với lối chơi tấn công đẹp mắt và sự góp mặt của các cầu thủ Việt Nam. Hãy cùng tìm hiểu về lịch sử, thể thức thi đấu, các đội bóng và những cầu thủ nổi tiếng của J-League, để bạn có thể hiểu rõ hơn về J-League và bắt đầu theo dõi giải đấu này.

Bảng Xếp Hạng J-League

Lịch Sử Của J-League

Trước khi J.League ra đời, cấp độ cao nhất của bóng đá câu lạc bộ là Giải bóng đá Nhật Bản (JSL) với sự tham gia của các câu lạc bộ nghiệp dư. Trong thờivận động quốc gia Tokyo. gian này, các nhà đầu tư bóng đá Nhật Bản đã đến châu Âu để tìm kiếm một mô hình hiệu quả.

Giải bóng đá chuyên nghiệp J.League được thành lập vào năm 1992. J.League chính thức khởi động mùa giải đầu tiên với 10 câu lạc bộ vào ngày 15 tháng 5 năm 1993. Trận đấu đầu tiên diễn ra giữa câu lạc bộ Verdy Kawasaki và Yokohama Marinos tại sân vận động quốc gia Tokyo.

Mặc dù thành công trong ba năm đầu tiên, nhưng vào đầu năm 1996, số lượng người hâm mộ theo dõi giải đấu giảm nhanh chóng. Năm 1997, số người tham dự mỗi trận trung bình là 10.131 người, thấp hơn nhiều so với hơn 19.000 người vào năm 1994.

Kể từ mùa giải 2005, J.League Division 1 bao gồm 18 câu lạc bộ và thể thức thi đấu được áp dụng tương tự như câu lạc bộ bóng đá châu Âu. Số đội xuống hạng cũng tăng từ 2 lên 2,5, trong đó đội xếp thứ ba từ dưới lên sẽ tham gia trận play-off với đội xếp thứ ba J2. 

Thể Thức Thi Đấu J-League

Thể thức thi đấu J-League bao gồm ba hạng đấu chính, từ cao xuống thấp là J1 League, J2 League và J3 League.

J1 League là giải đấu hạng cao nhất của hệ thống các giải bóng đá Nhật Bản. Giải đấu gồm 18 đội, thi đấu vòng tròn hai lượt (sân nhà và sân khách), mỗi đội sẽ phải thi đấu tổng cộng 34 trận. Đội xếp thứ nhất sẽ giành chức vô địch, đội xếp thứ hai sẽ giành quyền tham dự vòng loại trực tiếp AFC Champions League, hai đội xếp thứ ba và thứ tư sẽ giành quyền tham dự AFC Cup. Đội xếp cuối sẽ xuống hạng J2 League.

mùa giải 2023-2024 j-league

J2 League là giải đấu hạng hai của hệ thống. Giải đấu gồm 22 đội, thi đấu vòng tròn hai lượt (sân nhà và sân khách), mỗi đội sẽ phải thi đấu tổng cộng 42 trận. Hai đội xếp đầu bảng sẽ giành quyền thăng hạng J1 League, 4 đội xếp kế tiếp sẽ tham dự trận tranh thăng hạng với những đội xếp cuối J1 League. Hai đội xếp cuối sẽ xuống hạng J3 League.

J3 League là giải đấu hạng ba của hệ thống bóng đá chuyên nghiệp Nhật Bản. Giải đấu có 20 đội tham dự, thi đấu vòng tròn. Hai đội có số điểm cao nhất sau khi kết thúc mùa giải sẽ giành quyền thăng hạng lên J2 League. Hai đội có số điểm thấp nhất sẽ xuống hạng xuống Japan Football League (JFL).

Các Clb, Số Chức Vô Địch Và Sân Vận Động Thi Đấu

TÊN CLBNĂM THÀNH LẬPSỐ CHỨC VÔ ĐỊCH J-LEAGUE 1SẬN VẬN ĐỘNG (sức chứa, địa điểm)
Vissel Kobe19661 lần (2023)Noevir Stadium Kobe, Hyōgo-ku, 30,134
Yokohama F. Marinos19727 lần (1988–89, 1989–90, 1995, 2003, 2004, 2019, 2022)International Stadium, Yokohama, 72,327
Sanfrecce Hiroshima19388 lần (1965, 1966, 1967, 1968, 1970, 2012, 2013, 2015)Hiroshima Big Arch, Hiroshima, 36,894
Urawa Reds19505 lần (1969, 1973, 1978, 1982, 2006)Saitama Stadium, Saitama, 63,700
Kashima Antlers19478 lần (1996, 1998, 2000, 2001, 2007, 2008, 2009, 2016)Kashima Stadium, Kashima, 40,728
Nagoya Grampus19391 lần (2010)Toyota Stadium, Toyota City, 45,000
Avispa Fukuoka19820 lầnBest Denki Stadium, Fukuoka, 22,563
Kawasaki Frontale19554 lần (2017, 2018, 2020, 2021)Kawasaki Todoroki Stadium, Kawasaki, 26,232
Cerezo Osaka19570 lầnYodoko Sakura Stadium, Osaka, 25,000
Albirex Niigata19550 lầnDenka Big Swan Stadium, Niigata, 42,300
FC Tokyo19350 lầnAjinomoto Stadium, Tokyo, 49,970
Hokkaido Consadole Sapporo19350 lầnSapporo Dome, Sapporo, 41,484
Kyoto19220 lầnSanga Stadium by Kyocera, Kameoka, 21,600
Sagan Tosu19970 lầnEkimae Real Estate Stadium, Tosu, 24,130
Shonan Bellmare19683 lần (1977, 1979, 1981)Lemon Gas Stadium, Hiratsuka, 15,380
Gamba Osaka19802 lần (2005, 2014)Panasonic Stadium Suita, Suita, 39,694
Yokohama FC19980 lầnMitsuzawa Stadium, Yokohama, 15,046
Kashiwa Reysol19402 lần (1972, 2011)Sankyo Frontier Kashiwa Stadium, Kashiwa, 15,900

Đại kình địch của các câu lạc bộ J-League

Một giải đấu tầm cỡ quốc tế như J-League luôn luôn có những trận cầu của các kình địch. Đây là những trận đấu có tính cạnh tranh cao nhất, khốc liệt nhất, nhưng cũng rất đáng xem nhất.

Trận Derby Đầu Tiên Của J-League

Khi J-League bắt đầu vào năm 1993, trận derby đầu tiên giữa các câu lạc bộ có trụ sở tại cùng quận là cuộc đọ sức giữa Yokohama Marinos và Yokohama Flugels trong khuôn khổ Vòng 9 giải J-League 1993.

Các trận “Derby Yokohama” đã diễn ra 18 lần ở J-League, trong đó Yokohama Marinos có 10 trận thắng và 8 trận thua.

Yokohama Derby không còn tồn tại khi Yokohama Flugels được sáp nhập với Yokohama F. Marinos do nhà tài trợ rút lui. Cho đến năm 1998, hai đội Yokohama Marinos và Yokohama Flugels sử dụng cùng một sân nhà (lúc đó là Sân vận động Mitsuzawa General Park).

Cuộc Chiến Nảy Lửa Tại Saitama

Khi J League bắt đầu vào năm 1993, chỉ có “Derby Yokohama” tồn tại, nhưng khi các đội mới bước vào mỗi mùa giải, những trận derby mới với nhiều ý nghĩa khác nhau đã được tạo ra, bao gồm các thành phố, thị trấn, tỉnh và các khu vực lân cận tiếp tục ra đời.

Đặc biệt đáng chú ý là trận Derby Saitama giữa Urawa Red Diamonds và Omiya Ardija, cả hai đều có trụ sở tại thành phố Saitama, tỉnh Saitama. Trận Derby Saitama được tổ chức lần đầu tiên vào ngày 11 tháng 6 năm 2011 tại sân nhà của Omiya – NACK5 Omiya, và là một trận chiến nảy lửa thực sự thể hiện được bản chất của một trận derby.

Tuy nhiên, Urawa Reds là đội bóng nổi trội hơn và kể từ khi Omiya bị giáng xuống J2-League vào năm 2017, trận Derby Saitama đã không được tổ chức.

Tamagawa Classico – Chảo Lửa Vùng Kanto (Vòng 30 J-League 2006)

Trận đấu giữa FC Tokyo và Kawasaki Frontale diễn ra vào ngày 11 tháng 11 năm 2006 là một trận đấu quyết liệt.

Kawasaki Frontale đã vươn lên dẫn trước và áp đảo hoàn toàn trong hiệp 1. Tuy nhiên sang hiệp 2, FC Tokyo đã thực hiện pha phản công và giành chiến thắng chung cuộc bằng pha lội ngược dòng đẳng cấp ngay trước khi trọng tài cất tiếng còi mãn cuộc.

“Tamagawa Classico” - FC Tokyo và Kawasaki Frontale
“Tamagawa Classico” – FC Tokyo và Kawasaki Frontale. Nguồn: targma

Và từ sau năm 2007, các trận đấu giữa hai CLB này được gọi là “Tamagawa Classico”. Không thể phủ nhận rằng cái tên này có vẻ khá gượng gạo, nhưng bây giờ nó đã phát triển thành một trong những trận derby hàng đầu Nhật Bản.

Derby Osaka Với Con Số Cao Kỷ Lục (Vòng 7 J-League 2014)

Trận Derby Osaka giữa Cerezo Osaka và Gamba Osaka được tổ chức tại Sân vận động Yanmar Nagai vào ngày 12 tháng 4 năm 2014 là một trận derby hấp dẫn, thu hút số lượng khán giả đạt kỷ lục 42.723 người.

“Derby Osaka” - Cerezo Osaka và Gamba Osaka
“Derby Osaka” – Cerezo Osaka và Gamba Osaka. Nguồn: footballista

Gamba Osaka dẫn trước trong một quãng thời gian dài khi có thành tích chung cuộc áp đảo với 20 trận thắng, 9 trận thua và 5 trận hòa, nhưng trong những năm gần đây, Cerezo Osaka – nơi sản sinh ra nhiều cầu thủ ngôi sao đã nhanh chóng bắt kịp nhịp độ, hứa hẹn sẽ tạo ra nhiều trận derby đi vào lịch sử bóng đá Nhật Bản.

các câu lạc bộ bóng đá j-league

Những Cầu Thủ Nổi Bật Của J-League

Yuya Osako

Yuya Osako là một tài năng sáng giá của bóng đá Nhật Bản, hiện đang ghi dấu ấn mạnh mẽ tại câu lạc bộ Vissel Kobe. Anh đã lên đỉnh vinh quang khi giành danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất J-League 2023 với thành tích 22 bàn thắng. 

Không chỉ đóng góp phần lớn cho chức vô địch J-League 2023 của Vissel Kobe, Osako còn xuất hiện trong màu áo quốc gia tại các đấu trường thế giới. Tại vòng loại World Cup 2022, anh gây ấn tượng với 10 bàn thắng trong tổng số 11 trận thi đấu.

Daiya Maekawa

Daiya Maekawa là thủ môn tài năng của Nhật Bản, hiện đang đầu quân cho Vissel Kobe và là một trong những cái tên có tầm ảnh hưởng tại câu lạc bộ. 

Với đẳng cấp của mình, Daiya Maekawa cùng với Yuya Osako đóng góp nhiều công sức để giúp Vissel Kobe giành chức vô địch J-League 2023. Sự xuất sắc đã giúp anh có tên trong danh sách triệu tập của Nhật Bản tham gia giải Asian Cup 2023, điều này phần nào chứng minh được giá trị mà anh đã, đang và sẽ mang lại cho nền bóng đá Nhật Bản.

Mao Hosoya

Có lẽ không có ai mang đến sự hứa hẹn như tài năng trẻ Mao Hosoya, tài năng trẻ của Kashiwa Reysol. Với tốc độ cũng như khả năng dứt điểm chuẩn xác, tiền đạo 22 tuổi là một trong những ngôi sao đáng chú ý nhất của mùa giải sắp tới.  Anh ghi được 14 bàn thắng trong tổng số 34 lần ra sân ở mùa giải trước.

Với khả năng và hiệu suất đã được chứng minh bằng thời gian, việc đưa Hosoya vào đội tuyển quốc gia là một quyết định dễ dàng đối với HLV Hajime Moriyasu.