5 Cầu Thủ J-League Thất Bại Khi Thi Đấu Tại Châu Âu

Cầu thủ J-League

Nhờ sự đầu tư chuyên nghiệp và bài bản, việc các cầu thủ bóng đá Nhật Bản chuyển đến châu Âu không còn là điều xa lạ. Tuy nhiên, không ít người trong số đó phải quay trở lại quê nhà trong sự thất vọng, khi giấc mơ châu Âu tan vỡ vì không phù hợp với chiến thuật, huấn luyện viên, giải đấu, câu lạc bộ, hay thậm chí là môi trường bóng đá tại quốc gia họ chuyển đến.

Việc được một câu lạc bộ châu Âu mời chào vẫn là minh chứng rõ ràng cho tài năng của họ. Nhưng không phải lúc nào mọi thứ cũng thuận lợi. Đôi khi, cầu thủ không hòa nhập được hoặc bị tác động bởi quyết định sai lầm của người đại diện, dẫn đến sự nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Ở bài viết này, hãy cùng Bóng Đá Châu Á điểm qua danh sách 5 cầu thủ J-League gây thất vọng khi thi đấu tại châu Âu.

5 Cầu Thủ J-League Không Thể Hiện Được Mình Tại Châu Âu

1. Koya Kitagawa – Rapid Vienna (2019-2022)

Chuyển đến châu Âu là sai lầm của Koya Kitagawa, may mắn là cầu thủ này đã kịp làm lại sự nghiệp tại J-League.
Chuyển đến châu Âu là sai lầm của Koya Kitagawa, may mắn là cầu thủ này đã kịp làm lại sự nghiệp tại J-League. Ảnh: Footballtribe

Đối với Koya Kitagawa, 2018 là một trong những năm thành công nhất sự nghiệp của mình khi anh có 13 bàn thắng cho Shimizu S-Pulse và được triệu tập vào ĐTQG. Một năm sau, cầu thủ sinh năm 1996 chuyển sang Rapid Vienna với mức phí chuyển nhượng 1,5 triệu euro cùng hợp đồng 4 năm. Đây là một khoản đầu tư lớn cho một cầu thủ chỉ mới có 8 lần khoác áo đội tuyển quốc gia.

Tuy nhiên, tại Rapid Vienna, Kitagawa gặp nhiều chấn thương và chỉ ghi được 7 bàn trong 71 lần ra sân trong suốt hai năm rưỡi. Cuối cùng, anh bị câu lạc bộ thanh lý hợp đồng và quay lại Shimizu dưới dạng mua lại. Mặc dù Rapid Vienna đã chịu lỗ lớn trong thương vụ này, Kitagawa đã trưởng thành hơn rất nhiều sau khi trở lại. Hiện nay, với vai trò đội trưởng, anh đã dẫn dắt Shimizu thăng hạng trở lại J-Leauge 1 vào mùa giải 2024.

2. Shoya Nakajima – Portimonense (2017-2018, 2021-2022), Al Duhail (2019), Porto (2019-2022), Al Ain (2021), Antalyaspor (2022-2023)

Shoya Nakajima là một trường hợp điển hình về việc sự nghiệp bị ảnh hưởng bởi người đại diện. Sau khi tỏa sáng tại FC Tokyo, anh chuyển đến Portimonense (Bồ Đào Nha) và nhanh chóng khẳng định tên tuổi khi được chọn vào đội hình xuất sắc nhất giải VĐQG Bồ Đào Nha mùa 2017/18 với 10 bàn và 12 kiến tạo. Được troa chiếc áo số 10 danh giá của đội tuyển Nhật Bản khi đó, Shoya nakajima được xem như là truyền nhân của Shinji Kagawa, nhờ vào những phẩm chất và tài năng của mình.

Tuy nhiên, sự nghiệp của Nakajima bắt đầu trượt dài từ đây. Tháng 2 năm 2019, anh chuyển nhượng toàn bộ sang Al Duhail của Qatar với mức phí kỷ lục 35 triệu euro, cao nhất lịch sử bóng đá Nhật Bản. Thương vụ gây tranh cãi này được Nakajima giải thích là quyết định cá nhân, không liên quan đến người đại diện.

Chỉ 5 tháng sau, Nakajima chuyển sang Porto, một câu lạc bộ danh giá của Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, anh chỉ ghi 1 bàn và 3 kiến tạo trong 28 trận, và không được triệu tập lên đội tuyển quốc gia. Đỉnh điểm, vào tháng 3 năm 2020, khi giải đấu tạm dừng vì đại dịch COVID-19, Nakajima từ chối tham gia tập luyện vì lý do gia đình. Điều này dẫn đến sự phẫn nộ từ HLV Sergio Conceição, người gọi Nakajima là “gánh nặng” của đội bóng.

Sau đó, Nakajima bị đẩy sang UAE (Al Ain) và trở lại Portimonense dưới dạng cho mượn, nhưng chấn thương khiến anh không thể thi đấu hiệu quả. Cuối cùng, Nakajima và Porto thỏa thuận chấm dứt hợp đồng, và anh ký hợp đồng hai năm với Antalyaspor của Thổ Nhĩ Kỳ.

Tại đây, Nakajima cố gắng làm lại sự nghiệp, nhưng mâu thuẫn với HLV Nuri Sahin khiến anh nhận thẻ đỏ chỉ sau 15 giây trong trận đấu đầu tiên trên sân nhà. Thêm vào đó, câu lạc bộ rơi vào khó khăn tài chính, dẫn đến việc Nakajima phải từ bỏ mức lương chưa được trả và chấm dứt hợp đồng vào tháng 7 năm 2023. Anh trở về Nhật Bản, khoác áo Urawa Reds và nhận lại số áo 10, nhưng chỉ ghi được 1 bàn sau 22 trận. Lúc này, Nakajima đã bước sang tuổi 30.

Dù vẫn còn thi đấu, nhưng khi nhìn lại, rõ ràng Nakajima đã đánh mất nhiều cơ hội vì những sai lầm ngoài chuyên môn. Anh là nạn nhân của người đại diện, bị lợi dụng và chuyển từ câu lạc bộ này sang câu lạc bộ khác mà không có định hướng rõ ràng.

Nếu Nakajima gặp được một người đại diện tốt hơn, anh sẽ phát triển thành cầu thủ như thế nào? Đó là câu hỏi để lại nhiều tiếc nuối về một tài năng bị bỏ lỡ.

3. Ryotaro Shokuno – Manchester City (2019), Hearts (2019-2020), Rio Ave (2020-2021), Estoril (2021-2022)

Ryotaro Shokuno đã đánh mất nhiều thứ sau khi chuyển đến châu Âu.
Ryotaro Shokuno đã đánh mất nhiều thứ sau khi chuyển đến châu Âu. Ảnh: Footballtribe

Ryotaro Shokuno đã gắn bó với Gamba Osaka từ những ngày còn ở đội trẻ (cấp trung học cơ sở), được đôn lên đội một trong năm học cấp ba và ra mắt J.League khi thi đấu cho đội U-23 của Gamba Osaka tại J3 League. Với những màn trình diễn ấn tượng, anh được đưa lên ghế dự bị trong các trận đấu của đội một, ghi bàn tại Cúp Levain, và nổi lên như biểu tượng của thế hệ kế tiếp của G Osaka.

Tuy nhiên, tài năng trẻ này đã lọt vào mắt xanh của tập đoàn đầu tư UAE, Abu Dhabi United Group for Development and Investment vào năm 2008. Với khoản đầu tư 250 triệu euro , từ một câu lạc bộ khu vực, Manchester City đã vươn mình trở thành một gã khổng lồ, thậm chí còn lớn mạnh hơn cả Manchester United.

Chiến lược của họ là chiêu mộ những ngôi sao hàng đầu thế giới, săn lùng các tài năng trẻ từ khắp nơi, sau đó để họ tích lũy kinh nghiệm qua các bản hợp đồng cho mượn tới các giải đấu cấp thấp hoặc câu lạc bộ liên kết.

Shokuno sau đó được cho mượn tại Rio Ave (2020/21) và Estoril Praia (2021/22) ở giải VĐQG Bồ Đào Nha, nhưng chỉ ghi được bốn bàn sau 29 trận. Kết quả là, anh buộc phải trở về Nhật Bản mà không để lại dấu ấn gì, chứ chưa nói đến việc được bán với giá trị cao.

Ban đầu, Shokuno từng gia nhập đội tuyển U-24 Nhật Bản, với mục tiêu giành huy chương tại Olympic Tokyo, nhưng anh không thể tạo dấu ấn tại Bồ Đào Nha, cuối cùng bị loại khỏi danh sách Olympic.

Giữa mùa giải 2022, Shokuno quay lại câu lạc bộ cũ Gamba Osaka sau ba năm với bản hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ. Tuy nhiên, lối đi bóng sắc bén từng được mệnh danh là “Messi của Naniwa” đã hoàn toàn biến mất. Trong mùa giải 2024, anh không ghi được bàn thắng nào sau 11 trận tại J1 League.

Hiện tại, Shokuno mới chỉ 26 tuổi, nhưng sớm được xem là “sớm nở tối tàn”. Việc chuyển đến châu Âu quá sớm đã làm trật hướng sự nghiệp của Shokuno, nhưng chúng ta vẫn hy vọng anh có thể trở lại như người đàn anh Takashi Usami, người từng chuyển sang châu Âu khi còn trẻ (Bayern Munich, Hoffenheim, Augsburg, Düsseldorf) và cũng trải qua không ít khó khăn trước khi tìm lại chính mình.

4. Hotaru Yamaguchi – Hannover (2016)

Tiền vệ Hotaru Yamaguchi đã gây bất ngờ khi quyết định gia nhập CLB J2 V. Farren Nagasaki, dù đã góp công lớn giúp Vissel Kobe vô địch J1 League hai mùa giải liên tiếp vào năm 2024.

Xuất thân từ đội trẻ Cerezo Osaka, Yamaguchi được đôn lên đội một vào mùa giải 2009 và trở thành trụ cột vào mùa giải 2012. Đến năm 2013, anh được triệu tập lên đội tuyển quốc gia Nhật Bản lần đầu tiên. Tuy nhiên, mùa giải 2014 chứng kiến Cerezo Osaka xếp thứ 17 ở J1 và bị rớt xuống J2. Trong hoàn cảnh đó, Yamaguchi vẫn quyết định ở lại, khiến người hâm mộ kỳ vọng anh sẽ trở thành một “one-club man” – biểu tượng của lòng trung thành với một đội bóng.

Tuy nhiên, ở mùa giải 2016, Yamaguchi quyết định chuyển sang châu Âu. Anh gia nhập Hannover của Bundesliga với mức phí chuyển nhượng 1 triệu euro.

Tuy nhiên, hành trình châu Âu của Yamaguchi không như mong đợi. Bất chấp sự đa năng, cầu thủ sinh năm 1990 không được sử dụng đúng cách . Dù sở trường là tiền vệ phòng ngự, HLV Thomas Schaf lại bố trí Yamaguchi ở vị trí tiền vệ cánh phải. Không quen với vai trò mới, anh thường xuyên phải chịu cảnh bị thay ra sớm.

Những chấn thương khi thi đấu cho đội tuyển quốc gia cũng khiến anh chỉ có sáu lần ra sân tại Bundesliga. Hannover kết thúc mùa giải ở vị trí cuối bảng và phải xuống hạng. Vì lý do gia đình, Yamaguchi quyết định trở về Cerezo Osaka. Thương vụ này không chỉ làm tổn thất sự nghiệp của một trụ cột mà còn khiến Cerezo Osaka phải chi tới 60 triệu yên cho một chuyến “du học ngắn hạn” chỉ kéo dài sáu tháng. Người duy nhất hưởng lợi từ thương vụ này chính là ban lãnh đạo Hannover và các đại diện cầu thủ.

Đến mùa giải 2019, Yamaguchi tiếp tục gây sốc khi chuyển đến Vissel Kobe. Mức phí chuyển nhượng lúc này vào khoảng 200 triệu yên, được xem là mức phí kỷ lục cho một thương vụ giữa các đội bóng J-League. Đây là một thương vụ mang lại lợi ích cho cả hai bên: Cerezo Osaka, khi đội bóng đang trong giai đoạn chuyển giao và ưu tiên phát triển cầu thủ trẻ, và Vissel Kobe, đội bóng đang nghiêm túc đặt mục tiêu vô địch và cuối cùng đã hiện thực hóa giấc mơ này.

Với quyết định mới nhất, Yamaguchi tiếp tục làm dấy lên kỳ vọng rằng anh sẽ tiếp tục chứng minh bản thân tại J2 và góp phần xây dựng thành công cho V. Farren Nagasaki.

5. Ienaga Akihiro – Mallorca (2011-2013)

Ienaga Akihiro bắt đầu sự nghiệp cầu thủ của mình ở đội trẻ của Gamba Osaka vào năm 2004. Thời điểm đó, dưới sự dẫn dắt của HLV Akira Nishino, Gamba Osaka ngày càng mạnh mẽ và giành chức vô địch J1 đầu tiên trong lịch sử vào mùa giải 2005. Sau thời gian thi đấu theo dạng cho mượn tại Oita Trinita (2008-09) và Cerezo Osaka (2010), Ienaga trở thành trụ cột giúp Cerezo Osaka đứng thứ ba tại J1 ngay trong năm đầu tiên trở lại hạng đấu cao nhất.

Bước ngoặt lớn trong sự nghiệp của Ienaga đến vào kỳ chuyển nhượng 2010 khi anh chuyển hẳn đến Mallorca tại La Liga, Tây Ban Nha. Hợp đồng có thời hạn 4 năm rưỡi với mức phí chuyển nhượng 4 triệu euro (khoảng 450 triệu yên). Tuy nhiên, sau khi gia nhập, anh gặp vấn đề với quy định hạn ngạch cầu thủ ngoài EU và không được đăng ký ngay lập tức.

Tuy nhiên, niềm tin từ HLV Mikael Laudrup, một huyền thoại bóng đá Đan Mạch, đã giúp Ienaga có cơ hội ra sân. Laudrup quyết định chấm dứt hợp đồng với hậu vệ người Brazil Latinho vào ngày 31 tháng 1, ngay trước khi kỳ chuyển nhượng mùa đông kết thúc,để tạo điều kiện cho Akihiro có cơ hội thi đấu.

Tuy nhiên, sự nghiệp của Ienaga tại Mallorca không kéo dài lâu do thay đổi HLV. Khi HLV Joaquín Caparros tiếp quản ở mùa giải 2011/12, anh bị xếp ngoài kế hoạch và thời gian thi đấu giảm đáng kể, chỉ có 4 lần ra sân trong nửa đầu mùa giải. Sau các lần được cho mượn tại Ulsan Hyundai (K-League) và Gamba Osaka, Ienaga trở lại Mallorca vào mùa giải 2013/14 nhưng chỉ thi đấu thêm 7 trận trước khi hợp đồng hết hạn. Anh trở lại J-League với tổng cộng 25 trận và 2 bàn thắng tại La Liga.

Mùa giải 2017, Ienaga gia nhập Kawasaki Frontale và cùng đội bóng tạo nên thời kỳ hoàng kim. Mùa giải 2018 chứng kiến anh đạt đỉnh cao sự nghiệp ở tuổi 31 khi giúp đội bóng giành chức vô địch J1 liên tiếp và nhận giải thưởng Cầu thủ xuất sắc nhất mùa giải (MVP). Dù đã 38 tuổi, anh vẫn là một phần không thể thiếu ở cánh phải của Kawasaki Frontale. Nhìn lại, thành công của Ienaga cho thấy việc chuyển đến châu Âu không chỉ phụ thuộc vào năng lực mà còn cần sự phù hợp về thời điểm và chiến thuật.

La Liga từng là điểm đến hàng đầu của cầu thủ Nhật Bản khi ra châu Âu, nhưng hiện tại Premier League đã vươn lên mạnh mẽ hơn. Dù vậy, với những câu lạc bộ như Mallorca, vẫn sẽ có chỗ đứng cho cầu thủ Nhật Bản tại giải đấu hàng đầu Tây Ban Nha.