5 Tuyển Thủ Nhật Bản Cần Được Trao Cơ Hội Nhiều Hơn Trong Năm 2025

cầu thủ Nhật Bản

Đội tuyển quốc gia Nhật Bản đã kết thúc năm 2024 với thành tích rất ấn tượng tại vòng loại World Cup 2026 khu vực châu Á. Trong hành trình đó, HLV Moriaysu để lại dấu ấn chiến thuật rõ nét, đồng thời tiếp tục phát huy tối đa tài năng của các trụ cột. Dù vậy, ông cũng nhận không ít chỉ trích, vì không tạo cơ hội cho nhiều cầu thủ tiềm năng, bất chấp họ đều góp mặt ở các đợt triệu tập.

Hãy cùng Bóng Đá Châu Á điểm qua danh sách 5 tuyển thủ quốc gia Nhật Bản xứng đáng được trao cơ hội nhiều hơn.

5 Tuyển Thủ Nhật Bản Nên Được Trao Nhiều Cơ Hội Hơn Trong Năm 2025

1. Taishi Brandon Nozawa (FC Tokyo)

Daishi Nozawa Brandon, thủ môn trẻ của FC Tokyo, đã kết thúc năm 2024 mà không có cơ hội ra sân trong màu áo ĐTQG.

Nhật Bản có quá nhều thủ môn giỏi, vì vậy cơ hội cho Taishi Brandon Nozawa gần như không có.
Nhật Bản có quá nhều thủ môn giỏi, vì vậy cơ hội cho Taishi Brandon Nozawa gần như không có. Ảnh: Footballchannel

Nozawa đã có nhưng bước tiến đáng nhớ trong sự nghiệp của mình. Cầu thủ này có 10 trận đấu tại J-League trong năm 2023, cũng như chứng minh được khả năng kiểm soát khung gỗ. Phân thưởng dành cho thủ môn sinh năm 2002 chính là việc được triệu tập tham dự Asian Cup 2023.

Tuy nhiên, với sự xuất sắc của thủ môn chính Zion Suzuki và hai thủ môn dự bị Keisuke Osako cùng Kosei Tani, Nozawa gần như không tìm thấy cơ hội để ra sân. Kể từ sau Asian Cup, anh không được triệu tập trở lại.

Vị trí thủ môn rõ ràng là khó để có thể thay đổi liên tục. Đối với Nozawa, dù anh đã có sự tiến bộ đáng kể tại FC Tokyo và từng trải nghiệm sân khấu Olympic dù không ra sân, cơ hội để góp mặt ở đội hình Moriyasu Japan vẫn là thách thức lớn.

Chừng nào HLV Hajime Moriyasu còn tin tưởng vào Suzuki, người đang thăng hoa ở Serie A, làm thủ môn chính, và tiếp tục lựa chọn Osako cùng Tani làm phương án dự phòng, khả năng Nozawa được trao cơ hội gần như là không thể, trừ khi xảy ra chấn thương hoặc sự cố bất ngờ.

Trong bóng đá hiện đại, một thủ môn cao trên 190 cm được xem là tiêu chuẩn. Với chiều cao lý tưởng 193 cm, Nozawa là một trong số ít những thủ môn có thể hình lý tưởng để giúp đội tuyển Nhật Bản cạnh tranh với các đội mạnh trên thế giới.

Ngoài ra, khả năng xử lý bóng bổng ổn định cùng phản xạ sắc bén trong những pha cứu thua cũng là điểm mạnh đáng chú ý của anh. Vì còn trẻ, anh vẫn có nhiều cơ hội để tiếp tục phát triển và hoàn thiện bản thân trong tương lai.

2. Daiki Sekine (Kashiwa Reysol)

Năm 2024, Daiki Sekine đã nhận được hai lần triệu tập bổ sung vào đội tuyển Nhật Bản. Cả hai lần đều diễn ra do chấn thương của các hậu vệ khác. Vì vậy, cơ hội để cầu thủ này góp mặt trong năm mới vẫn còn bỏ ngõ.

Sekine lần đầu tiên được gọi lên đội tuyển Nhật Bản vào đợt thi đấu quốc tế tháng 10. Khi đó, Kodai Takai không thể góp mặt do chấn thương, và cầu thủ thuộc biên chế Kashiwa Reysol bất ngờ được triệu tập thay thế. HLV Hajime Moriyasu dường như hy vọng Sekine có thể lấp đầy khoảng trống mà Takai để lại ở vị trí trung vệ, đồng thời cũng có khả năng chơi tốt ở hành lang cánh.

Ở đợt tập trung tháng 11, Sekine tiếp tục được triệu tập bổ sung do sự vắng mặt của Shogo Taniguchi. Tuy nhiên, giống như đợt tháng 10, anh không có cơ hội ra sân. Sekine không được tung vào sân bất kỳ phút nào và chỉ theo dõi các đồng đội thi đấu từ băng ghế dự bị.

Thực tế, sơ đồ chiến thuật 3 người của HLV Moriyasu đã hạn chế cơ hội thi đấu của Sekine. Với chiến thuật này, đội hình không sử dụng hậu vệ biên thuần túy, và điều này khiến vị trí của Sekine không có chỗ đứng trong hệ thống.

Ngoài ra, ngay cả ở vị trí trung vệ, thứ tự ưu tiên của Sekine trong đội hình cũng không cao. Bên cạnh các trụ cột như Kou Itakura, Hiroki Machida, và Taniguchi, Sekine còn xếp sau những cầu thủ như Daiki Hashioka và Ayumu Seko, những người đã được đá chính ở loạt trận tháng 11.

Hơn nữa, Hiroki Ito và Takehiro Tomiyasu, những trung vệ quan trọng khác đang chấn thương, cũng dự kiến sẽ trở lại vào một thời điểm nào đó. Điều này có nghĩa là cơ hội Sekine được triệu tập, kể cả ở dạng bổ sung, trong năm tới là rất nhỏ.

3. Henry Heroki Mochizuki (Machida Zelvia)

Ngày 29 tháng 8, trước thềm loạt trận vòng loại FIFA World Cup 26 khu vực châu Á vào tháng 9, danh sách 26 cầu thủ của đội tuyển Moriyasu Japan được công bố. Trong khi những cái tên quen thuộc như Junya Ito, Kaoru Mitoma, Takefusa Kubo và Wataru Endo tiếp tục góp mặt, thì Henry Kaiki Mochizuki có lần đầu tiên được gọi lên tuyển, gây bất ngờ cho rất nhiều cổ động viên.

Henry Heroki Mochizuki có tiềm năng lớn để trở thành trụ cột của Nhật Bản.
Henry Heroki Mochizuki có tiềm năng lớn để trở thành trụ cột của Nhật Bản. Ảnh: Footballchannel

Sở hữu thể chất vượt trội cùng chiều cao lên đến 192 cm, cầu thủ thuộc biên chế Machida Zelvia thể hiện sự hiệu quả ở những tình huống leo bóng và không chiến, tận dụng lợi thế chiều cao ở các pha bóng cố định. Khả năng gây ấn tượng của Mochizuki đủ để khiến người ta tin rằng anh có một tương lai sáng lạn. Dù vẫn còn nhiều điểm cần cải thiện, không thể không kỳ vọng vào tiềm năng chưa được khai phá hết của cầu thủ 23 tuổi này.

Tuy nhiên, với những tiềm năng có được, cơ hội cho Henry Heroki Mochizuki tại ĐTQG vẫn chưa rõ ràng. Dù được triệu tập trong loạt trận tháng 10 sau tháng 9, Mochizuki vẫn chưa được ra sân. Ưu tiên hàng đầu của Mochizuki lúc này là duy trì phong độ ổn định ở cấp câu lạc bộ. Hiện vẫn chưa rõ liệu anh sẽ tiếp tục thi đấu cho FC Machida Zelvia vào mùa giải tới hay không, nhưng việc cải thiện bản thân hơn nữa là điều kiện tiên quyết để anh có cơ hội khoác áo đội tuyển quốc gia Nhật Bản.

Một lần nữa, Mochizuki thực sự sở hữu tiềm năng khiến người hâm mộ tin vào một tương lai rực rỡ. Năm tới có thể sẽ là năm đột phá trong sự nghiệp của anh.

4. Yuto Nagamoto (FC Tokyo)

Đối với Yuto Nagatomo, năm 2024 có lẽ là một năm không mấy suôn sẻ. Mặc dù được triệu tập thường xuyên vào đội tuyển, lão tướng này vẫn có rất ít cơ hội thi đấu.

Kể từ FIFA World Cup Qatar 2022, Nagatomo đã vắng bóng khỏi đội tuyển quốc gia. Tuy nhiên, hậu vệ cánh trái kỳ cựu này một lần nữa trở thành tâm điểm vào tháng Ba năm nay khi được triệu tập vào vòng loại thứ hai của FIFA World Cup 26 khu vực châu Á, đánh dấu sự trở lại đầy bất ngờ sau khoảng một năm ba tháng.

Tuy nhiên, giai đoạn khó khăn đã bắt đầu từ đây. Dù liên tục được triệu tập lên tuyển, lão tướng 38 tuổi chỉ có mặt trên ghế dự bị và không được trao cơ hội vào sân. Với chiến thuật ba hậu vệ như hiện tại, rõ ràng cựu cầu thủ Inter Milan rất khó để góp mặt trên sân. Thêm vào đó, tuổi tác cũng là rào cản của Nagatomo trong các trận đấu then chốt.

Với 15 lần ra sân tại World Cup, nhiều nhất trong lịch sử bóng đá Nhật Bản, Nagatomo là một tài năng kiệt xuất trong chặng đường dài của đội tuyển quốc gia. Không kể ai là huấn luyện viên, anh luôn giành được vị trí nhờ năng lực thực sự của mình.

Tuy nhiên, việc “ngồi dự bị trong sáu trận liên tiếp” dường như là dấu hiệu cho thấy sự nghiệp của Nagatomo với đội tuyển quốc gia đang dần khép lại. Khi nhìn vào màn trình diễn của anh trong màu áo FC Tokyo, những điểm mạnh từng làm nên tên tuổi Nagatomo như thể lực vượt trội và khả năng leo biên đang dần phai nhạt.

Nagatomo hiện đã 38 tuổi. Thật khó để kỳ vọng anh sẽ chơi như khi còn ở độ tuổi đôi mươi. Năm 2025 có thể là năm cuối cùng cầu thủ này góp mặt trong màu áo ĐTQG, và đó sẽ là thời điểm thích hợp để anh có trận đấu tri ân cổ động viên.

5. Fujita Joeru Chima (Sint-Truidense V.V.)

Joru Fujita được coi là một trong những tài năng sáng giá nhất Nhật Bản và là người gánh vác tương lai của đội tuyển quốc gia. Tuy nhiên, dù trở lại đội tuyển lần đầu tiên sau khoảng hai năm trong loạt trận tháng 10 của vòng loại FIFA World Cup 26 khu vực châu Á, anh không được HLV Hajime Moriyasu trao cơ hội ra sân.

Wataru Endo từ lâu đã giữ vai trò quan trọng ở khu vực trung tuyến. Khả năng phòng ngự quyết liệt của Endo là yếu tố không thể thiếu đối với đội tuyển. Dù thời gian thi đấu của Endo tại Liverpool đã giảm, sự tin tưởng của HLV Moriyasu dành cho anh dường như vẫn là tuyệt đối.

Tuy nhiên, việc phụ thuộc quá nhiều vào Endo cũng tạo ra một mối lo lớn khi anh vắng mặt. Không có gì đảm bảo rằng Endo, hiện đã 31 tuổi, có thể duy trì phong độ cao trong thời gian dài. Vì vậy, việc tìm kiếm một người kế nhiệm là nhiệm vụ cấp bách.

Fujita đã nhận được nhiều sự chú ý với tư cách là người kế nhiệm tiềm năng của Endo. Khác với Endo, người nổi tiếng với khả năng phòng ngự, Fujita lại là một cầu thủ có khả năng phát động tấn công. Anh mang đến một phong cách thi đấu khác biệt và sở hữu khả năng lãnh đạo xuất sắc, giúp kết nối các đồng đội trên sân.

Nhìn vào cách HLV Moriyasu sử dụng nhân sự, có thể thấy Ao Tanaka được ưu tiên hơn Fujita trong cuộc cạnh tranh ở khu vực trung tuyến. Trừ khi Moriyasu từ bỏ sự ưu ái dành cho Tanaka, cơ hội để Fujita tỏa sáng trong năm tới có thể sẽ rất hạn chế. Để đảm bảo sự phát triển cho tài năng trẻ này, cũng như tạo ra được sự đột biến ở tuyến giữa, sử dụng Fujita Joeru Chima trong năm 2025 gần như sẽ là điều kiện tiên quyết của HLV Moriyasu.