Trong bóng đá, chấn thương là chuyện không thể tránh khỏi. Có nhiều cầu thủ trên thế giới nói chung và châu Á nói riêng đã tiêu tan sự nghiệp sau khi dính chấn thương nặng. Ngược lại, cũng có những cầu thủ dù gặp những chấn thương rất nặng, nhưng vẫn hồi phục thần kì và lấy lại phong độ và đẳng cấp vốn có.
Ở bài viết này, hãy cùng Bóng Đá Châu Á điểm qua 5 cầu thủ Nhật Bản từng gặp chấn thương nặng nhưng vẫn hồi phục và quay trở lại phong độ đỉnh cao.
5 Tuyển Thủ Nhật Bản Lấy Lại Phong Độ Sau Chấn Thương Nặng
1. Teruhito Nakagawa
Cầu thủ từng ra sân cho ĐTQG Nhật Bản, Teruhito Nakagawa, đã từỦng gặp một chấn thương tưởng chừng như sẽ khiến anh giã từ sự nghiệp bóng đá.
Vào năm 2014, Nakagawa khi đó dính một chấn thương nặng. Theo chẩn đoán, cầu thủ này bị đứt dây chằng chéo trước, rách dây chằng trong và chấn thương sụn chêm. Những chấn thương rất nặng này mất rất nhiều thời gian để hồi phục, và nó ảnh hưởng nhiều đến sự nghiệp của Teruhito Nakagawa.
Dù đang gặp chấn thương, Nakagawa vẫn được Yokohama F.Marinos chiêu mộ. Hai năm đầu tiên của càu thủ này ở đội bóng mới không quá suôn sẻ, nhưng sự kiên nhẫn của Yokohama cuối cùng cũng được đền đám xứng đáng. Ở mùa giải 2018/19, cầu thủ này nổ súng đến 15 lần và trở thành vua phá lưới của giải đấu, đồng thời cũng giúp Yokohama lên ngôi vô địch.
2. Naoki Yamada
Ít ai biết rằng, Naoki Yamada, cầu thủ từng được triệu tập lên ĐTQG Hàn Quốc ở tuổi 18 từng có một quá khứ kém may mắn khi liên tục gặp những chấn thương nặng.
Ở tuổi 17, Naoki Yamada có một tương lai tươi sáng khi dẫn dắt U17 Urawa Reds tới chức vô địch quốc gia, cũng như tham dự U17 World Cup. Màn trình diễn ấn tượng giúp anh được gọi lên ĐTQG ngay sau đó.
Tuy vậy, vận đen sớm ập đến với cầu thủ sinh năm 1990. Năm 2010, Yamada bị gãy xương mác phải trong một trận đấu cho đội tuyển Nhật Bản. Sau khi hồi phục và quay trở lại, cầu thủ này được chẩn đoán có một phần xương nhỏ bị gãy ở vị trí chấn thương cũ. Năm 2012, Yamada gặp chấn thương dây chằng chéo trước, một trong những chấn thương nặng nhất của cầu thủ. Phải mất đến 1 năm 4 tháng, cầu thủ này mới quay trở lại, và bỏ lỡ kì Olympic Luân Đôn.
Dù sự nghiệp liên tục bị ngắt quãng, Yamada vẫn chơi tương đối tròn vai. Đáng tiếc, ở bất kì mùa giải nào, Yamada cũng gặp những chấn thương khác nhau, khiến cho cầu thủ 34 tuổi mãi mãi không thể đạt được đẳng cấp cao nhất của mình.
3. Yohei Otake
Tên tuổi của Yohei Otake đã được lan truyền rộng rãi thậm chí kể cả khi cầu thủ này còn chưa thi đấu chuyên nghiệp. Dù không có chiều cao ấn tượng, cầu thủ sinh năm 1989 được biết đến với khả năng chuyền bóng thượng hạng cùng cái chân trái “trời ban”. Năm 2008, Otake được trao cơ hội ở đội 1 FC Tokyo, bất chấp khi đó anh mới 18 tuổi.
Năm 2011, sau khoảng 3 năm được cho mượn và có nhiều kinh nghiệm hơn, Otake quay trở lại FC Tokyo và được kì vọng sẽ đóng vai trò quan trọng tại đội bóng. Mọi chuyện sớm diễn ra trái với dự định khi cầu thủ sinh năm 1989 gặp một loạt chấn thương ở chân trái, bao gồm đứt dây chằng chéo trước và rách sụn chêm.
Sau nỗ lực hồi phục, cầu thủ này quay trở lại sân cỏ và thi đấu cho Shonan Bellmare. Otake tiếp tục gặp chấn thương dây chằng chéo ở chân phải, nhưng vẫn cố gắng hồi phục và lấy lại đẳng cấp vốn có của mình.
4. Hideaki Kitajima
hideaki Kitajima là một trong những cầu thủ được yêu quý nhất Kashiwa Reysol vào năm 2000 khi ghi đến 18 bàn thắng vào mùa giải năm đó và được triệu tập lên ĐTQG để thi đấu tại Asian Cup. Tuy vậy, chặng đường tiếp theo của cầu thủ này liên tục bị đứt quãng bởi chấn thương.
Tổng cộng trong sự nghiệp 17 năm chơi bóng, Kitajima trải qua đến 8 chấn thương gối khác nhau. Ở mùa giải 2005, cầu thủ này thậm chí còn gặp hai chấn thương liên tục, để rồi anh chỉ ra sân duy nhất 1 trận khi đó. Khi lành lặn và được trao cơ hội, Kitajima luôn chơi với sự nhiệt huyết cao nhất và đã từng có mùa giải ghi đến 9 bàn thắng.
5. Kengo Nakamura
Có sự nghiệp chơi bóng kéo dài đến 21 năm, nhưng phải đến những năm sau 30 tuổi, Kengo mới được nếm trải vinh quang. Cầu thủ này từng vô địch J-League liên tiếp 2 lần vào năm 2017 và 2018 và vô địch Cup FA vào năm 2019.
Đáng tiếc, ở tuổi 39, Nakamura gặp chấn thương dây chằng chéo trước và phải nghỉ thi đấu đến 7 tháng. Ở những ngày tháng tiếp theo, cầu thủ này bị chẩn đoán dương tính với Virus Corona và tiếp tục phải vắng mặt. Sau hơn 10 tháng rời xa sân cỏ, Nakamura ghi bàn ở trận đấu đầu tiên anh trở lại, trong màu áo Shimizu S-Pulse. Cầu thủ này quyết định giải nghệ vào năm 40 tuổi và đạt được nhiều thành tính trong sự nghiệp.