6 Cầu Thủ Trở Về Từ Châu Âu Gặp Khó Khăn Ở J-League 2024

6 Cầu Thủ Trở Về Từ Châu Âu Gặp Khó Khăn Ở J-League 2024

Trong suốt những năm gần đây, J-League đã trở thành một “trạm trung chuyển” cho các cầu thủ chuyển sang thi đấu ở các giải đấu hàng đầu châu Âu. Ngược lại, đây cũng là giải đấu mà các cầu thủ thi đấu ở châu Âu lựa chọn quay trở về sau quãng thời gian tung hoành.

ở mùa giải 2024, có rất nhiều những ngôi sao đáng chú ý từng thi đấu ở châu Âu quay trở lại J-League. Mặc dù được thi đấu ở lục địa già, nhưng điều đó không có nghĩa là họ có thể dễ dàng thích nghi và thể hiện đẳng cấp.

Ở bài viết này, hãy cùng điểm qua 6 cái tên từng thi đấu ở châu Âu nhưng lại chật vật ở J-League 2024.

Hành Trình Gian Nan Của 6 Ngôi Sao Từng Tỏa Sáng Ở Châu Âu

1. Gaku Shibasaki (Kashima Antlers)

Gaku Shibasaki gây thất vọng sau khi quay trở lại J-League.
Gaku Shibasaki gây thất vọng sau khi quay trở lại J-League. Ảnh: footballchannel

Bắt đầu sự nghiệp tại J-League và gây dấu ấn đáng kể, Gaku Shibasaki nhanh chóng được các câu lạc bộ tại Tây Ban Nha chú ý và chiêu mộ. Năm 2017, Gaku Shibasaki chuyển sang khoác áo CLB Tenerife ở giải hạng 2 Tây Ban Nha và chỉ mất 1 năm để gia nhập Getafe, một đội bóng có tầm vóc lớn hơn thi đấu ở La Liga.

Tuy nhiên, mọi thứ nhanh chóng chuyển hướng với sự nghiệp của cầu thủ sinh năm 1992. Chấn thương nặng ở mùa giải 2017/18 đã khiến cho Gaku Shibasaki không còn chỗ đứng tại CLB, buộc anh phải quay trở lại giải hạng 2 để cứu vãn sự nghiệp.

Mùa hè năm ngoái, Gaku Shibasaki chọn quay trở lại Kashima. Mọi chuyện cũng không khá hơn là bao cho cầu thủ này khi anh lại dính chấn thương đùi sau và nghỉ cho đến tận tháng 5. Gaku Shibasaki chỉ mới có vỏn vẹn gần 200 phút ở mùa giải năm nay và chưa có bất kì đóng góp đáng kể nào.

Với việc Kaishu Sano sẽ chuyển sang khoác áo CLB khác, cơ hội để Gaku Shibasaki ra sân nhiều hơn là vẫn còn. Liệu anh có thể tận dụng tốt thời cơ để lấy lại sự nghiệp của mình?

2. Ryotaro Meshino (Gamba Osaka)

Ryotaro Meshino còn nhiều thời gian để thể hiện mình.
Ryotaro Meshino còn nhiều thời gian để thể hiện mình. Ảnh: Footballchannel

Không dễ dàng gì để một cầu thủ châu Á lọt vào mắt xanh của Manchester City, một trong những câu lạc bộ lớn mạnh nhất thế giới. Tuy vậy, Ryotaro Meshino lại làm được điều này, chứng tỏ anh từng là một trong những viên ngọc quý của bóng đá Nhật Bản.

Sinh năm 1998, Ryotaro Meshino thi đấu bóng đá chuyên nghiệp từ rất sớm. Mùa giải 2019, cầu thủ này debut tại J-League và mau chóng ghi dấu ấn với khả năng rê bóng và tư duy chơi bóng hiện đại của mình. Tháng 8 năm 2019, anh nnhanh chóng kí hợp đồng và gia nhập tại Manchester City.

Những tưởng đây sẽ là bước đệm để cầu thủ này nâng tầm bản thân, thì mọi chuyện lại xảy ra theo hướng ngược lại. Ở một câu lạc bộ quy tụ những ngôi sao hàng đầu thế giới, cơ hội cho Ryotaro Meshino là không có. Anh được mang đi cho mượn ở các đội bóng khách nhau và mất đi sự ổn định.

Trở về Gamba Osaka vào năm 2022, Ryotaro Meshino đã không còn duy trì được những phẩm chất mà anh có. Thời gian thi đấu của cầu thủ này ngày một giảm dần, với chỉ vỏn vẹn 229 phút ở J-League 2024. Mới chỉ 26 tuổi, Ryotaro Meshino vẫn còn tương lai ở phiá trước, và người hâm mộ kì vọng anh sẽ mau chóng lấy lại đẳng cấp vốn có của mình.

3. Suzuki Toichi (Kyoto Sanga)

Suzuki Toichi chật vật kể từ khi quay trở lại J-League.
Suzuki Toichi chật vật kể từ khi quay trở lại J-League. Ảnh: Footballchannel

Suzuki Toichi thực ra là một gương mặt quen thuộc ở các cấp độ đội trẻ của Nhật Bản kể từ khi còn ở Cerezo Osaka. Mới 19 tuổi, Suzuki Toichi đã có 22 lần ra sân cho Shonan Bellmare tại J-League và chủ yếu chơi bên cánh trái. Khả năng chơi bám biên cùng việc sủ dụng tốt cả hai chân giúp cầu thủ sinh năm 2000 lọt vào mắt xanh của Lausanne, một đội bóng của Thuỵ Sĩ và nhanh chóng chuyển đến đây vào năm 2021.

Sang đội bóng mới, Suzuki Toichi được bố trí chơi ở nhiều vị trí khác nhau, như tiền vệ trung tâm và tiền vệ phòng ngự. Dù phần nào thể hiện được giá trị của mình, Suzuki Toichi cũng không thể trụ lại đội bóng mà sớm trở về J-League. Gia nhập Kyoto Sanga, Suzuki Toichi chỉ mới có 12 trận ra sân tại J-League, trong đó chỉ có 3 trận đá chính và vẫn chưa thể hiện được quá nhiều điều.

4. Hiroki Abe (Urawa Reds)

Hiroki Abe gần như mất tích trong màu áo Urawa Reds.
Hiroki Abe gần như mất tích trong màu áo Urawa Reds. Ảnh: Footballchannel

Hiroki Abe từng có quãng thời gian bắt đầu sự nghiệp trong mơ với rất nhiều cầu thủ. Gia nhập Kashima Antlers, một trong những đội bóng giàu thành tích nhất Nhật Bản từ khi còn rất trẻ, Hiroki Abe mau chóng chứng tỏ năng lực và thậm chí khoác chiếc áo số 10 của Kashima khi chỉ mới 20 tuổi.

Chỉ một năm sau đó, anh được triệu tập lên ĐTQG Nhật Bản tham đự Copa America và tiếp tục có bước nhảy vọt khi gia nhập Barcelona B. Mặc dù vậy, tương lai tăm tối mau chóng ập đến với cầu thủ sinh năm 1999. Chấn thương bắp đùi sau đó buộc Barcelona B phải kết thúc hợp đồng với tài năng Nhật Bản. Trong suốt những năm tiếp theo, Hiroki Abe không được bất kì đội bóng nào dòm ngó. Cầu thủ này gia nhập Urawa Red vào năm 2023 và gần như không xuất hiện trong đội hình chính.

5. Yosuke Ideguchi (Vissel Kobe)

Chấn thương khiến cho sự nghiệp của Yosuke Ideguchi xuống dốc nghiêm trọng.
Chấn thương khiến cho sự nghiệp của Yosuke Ideguchi xuống dốc nghiêm trọng. Ảnh: Footballchannel

Trước khi xuất ngoại, Yosuke Ideguchi từng chứng minh năng lực của mình trong màu áo Gamba Osaka vào năm 2017. Sau đó, cầu thủ này được Leeds United và SpVgg Greuther Fürth chú ý, tuy nhiên những thủ tục Visa khiến anh không có cơ hội thể hiện mình cho các đội bóng trên.

Quay trở lại Gamba Osaka, Yosuke Ideguchi một lần nữa thể hiện được đẳng cấp của mình và lần này, anh lọt vào mắt xanh của “đại gia” bóng đá Scotland, Celtic. Sang đội bóng mới, những ảnh hưởng của chấn thương khiến cho Yosuke Ideguchi sớm kết thúc cuộc hành trình tại Scotland mà không có dóng góp nào.

Sau cùng, Yosuke Ideguchi chọn gia nhập Vissel Kobe và tích luỹ cho mình đuọc hơn 500 phút ra sân. Dù vậy, những gì mà cầu thủ sinh năm 1996 thể hiện vẫn không mấy thuyết phục. Dẫu sau, anh vân còn trẻ và còn nhiều cơ hội để cứu vãn sự nghiệp của mình.

6. Musashi Suzuki (Sapporo)

Musashi Suzuki chưa thể ghi bàn cho Sapporo ở mùa giải năm nay.
Musashi Suzuki chưa thể ghi bàn cho Sapporo ở mùa giải năm nay. Ảnh: Footballchannel

Như bao cầu thủ khác, Musashi Suzuki bắt đầu sự nghiệp của mình tại J-League và trải qua rất nhiều những đội bóng khác nhau, trước khi anh được thử sức ở giải VĐQG Bỉ trong máu áo Beerschot V.A.

Ở mủa giải đầu tiên, cầu thủ sinh năm 1994 chơi không đến nỗi nào khi có 6 lần lập công trong 26 trận. Mọi chuyện trở nên khó khăn hơn ở mùa giải thứ hai khi Musashi Suzuki chỉ có vỏn vẹn một lần ghi bàn, khiến anh nhanh chóng bật bãi khỏi CLB của BỈ ngay sau đó.

Trở về Nhật Bản, Suzuki tiếp tục có những màn trình diễn mờ nhạt tại Gamba Osaka, để rồi a lại phải lang bạt sang Sapporo để cứu vãn sự nghiệp. Ở mùa giải năm nay, Musashi Suzuki được trao nhiều cơ hội và có đến 17 trận ra sân, nhưng tuyệt nhiên không hề đóng góp bất kì bàn thắng hay kiến tạo nào. Thành tích đáng thất vọng này phần nào khiến cho Sapporo chơi sa sút và ngụp lặn ở vị trí cuối bảng.

Là một tiền đạo, rõ ràng Musashi Suzuki cần phải làm tốt hơn để giúp đội bóng giành chiến thắng. Trong bối cảnh Sapporo cũng không có nhiều sự lựa chọn thay thế, cầu thủ 30 tuổi cần lấy lại phong độ của mình thật nhanh, để giúp bản thân anh và CLB chủ quản thoát khỏi cuộc khủng hoảng.