6 Đội Bóng Xuất Sắc Bứt Phá Ở Giai Đoạn Sau Của Mùa Giải Trong Lịch Sử J-League

Mùa giải J-League

Mùa hè 2024 đã chính thức trôi qua đồng nghĩa với giải đấu J-League đang bước vào giai đoạn khốc liệt. Với nhiều đội bóng, giai đoạn này có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của họ trong suốt mùa giải. Trong lịch sử, dù có nhiều CLB có khởi đầu không mấy suôn sẻ, nhưng đã thi đấu xuất sắc ở giải đoạn then chốt của mùa giải, qua đó hoàn thành mục tiêu đặt ra ban đầu.

Ở bài viết này, hãy cùng Bóng Đá Châu Á điểm qua danh sách 6 CLB J-League trong lịch sự có sự bứt phá đáng kinh ngạc trên BXH bất chấp có khởi đầu không tốt.

6 Câu Lạc Bộ Ngược Dòng Ngoạn Mục Trong Lịch Sử J-League

1. Kashima Antlers (2007)

Từ vị trí thứ 4, Kashima Antlers leo một mạch lên đầu bảng ở mùa giải 2007.
Từ vị trí thứ 4, Kashima Antlers leo một mạch lên đầu bảng ở mùa giải 2007. Ảnh: Footballchannel

Vào đầu những năm 2000, Kashima Antlers nổi lên như là một trong những ứng cử viên cho các danh hiệu vô địch, tuy nhiên kể từ sau khi dành được Nabisco Cup vào năm 2002, họ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc đua với các đối thủ.

Ở mùa giải 2006, mặc dù chào đón sự trở lại của Atsushi Yanagisawa và sự thăng tiến của Atsuto Uchida, đội bóng chỉ về đích ở vị trí thứ 6 trên BXH. Nguyên nhân chính chủ yếu đến từ sự ra đi của Mitsuo Ogasawara, trụ cột của đội bóng khi đó, ở giai đoạn giữa mùa giải.

Năm 2007, đội bóng chiêu mộ chân sút Marquinhos, người sau này là vua phá lưới của giải đấu, cũng như đặt niềm tin vào HLV Oswaldo Oliveira. Dù nỗ lực rất nhiều, nhưng sự ra đi của một số trụ cột và chấn thương của các cầu thủ khiến Kashima Antlers chỉ về đích ở vị trí thứ 4 sau vòng 18. Đội bóng rõ ràng cần một sự đột phá ở giai đoạn còn lại.

May mắn thay, đội bóng áo đỏ chào đón sự trở lại của Mitsuo Ogasawara ở những vòng đấu còn lại. Cùng với sự quyết tâm cao độ, Kashima Anters đã hoàn tất 16 vòng đấu còn lại với thành tích 14 chiến thắng và 2 trận hòa, một mạch vươn lên vị trí số 1 để rồi dành được chức vô địch chung cuộc. Ở năm đó, họ còn dành thêm danh hiệu cúp Hoàng đế Nhật Bản.

2. Gamba Osaka (2014)

Quyết định nghỉ hưu của HLV Akira Nishino vào năm 2011 đã khiên cho Gamba Osaka gần như sụp đổ, dẫn đến sự xuống hạng ở mùa giải năm sau. Dưới sự dẫn dắt của Kenta Hasegawa, đội bóng đã quay trở lại J-League 1 và đặt mục tiêu dành chức vô địch.

Năm 2014, đội bóng rơi vào vùng nguy hiểm trên BXH, chủ yếu vị họ không sở hữu một chân sút đủ tốt để thay thế cho Takashi Usami rời đi ở đầu mùa giải, để rồi phải chấp nhận vị trí thứ 16 trên BXH ở giai đoạn World Cup. Biết được điểm yếu của mình, đội bóng ngay lập tức chiêu mộ Patrick, người sau đó đã ghi 9 bàn thắng và 5 kiến tạo. Sự trở lại của Usami cũng giúp ích rất nhiều cho đội bóng vùng Osaka, khi anh có 9 bàn thắng cùng 9 kiến tạo.

Hàng phòng ngự của đội bóng cũng được cải thiện đáng kể ở giai đoạn lượt về. Từ vị trí thứ 16 với 4 trận thắng, 3 trận hòa và 7 trận thua, Gamba Osaka đã có một cuộc lội ngược dòng kì tích khi leo lên vị trí thứ 1 với 19 chiến thắng, 6 trận hòa và 9 trận thua, xuất sắc dành lấy danh hiệu vô địch J-League. Ở năm đó, Gamba Osaka cũng dành luôn cúp Hoàng đế và cúp Nabisco, hoàn tất cú ăn ba vô tiền khoán hậu trong lịch sử đội bóng.

3. Consadole Sapporo (2017)

Sapporo có mùa giải 2016 trụ hạng xuất sắc.
Sapporo có mùa giải 2016 trụ hạng xuất sắc. Ảnh: Footballchannel

Cho đến năm 2016, Sapporo là một đội bóng tiêu biểu cho vị trí xuống hạng khi thường xuyên thi đấu tại J1 và J2.

Sapporo có 10 trận đầu tiên ở mùa giải 2017 không đến nỗi tệ với 3 chiến thắng, 3 trận hòa và 4 trận thua. Tuy nhiên, bắt đầu ở vòng 11, họ để thua đến 6 trận liên tiếp và sa lầy ở nhóm xuống hạng. Đội bóng gặp khó khăn khi triển khai tấn công ở hàng phòng ngự, cũng như thiếu những tiền vệ có khả năng tạo đột biến.

Ngay sau đó, đội bóng lập tức bổ sung Chanathip, Naoki Ishikawa trong mùa hè. Sự có mặt của những tân binh, với những điệm mạnh khác nhau, đã giúp Sapporo như lột xác. Từ vị trí thứ 16, với 3 thắng, 3 hòa và 10 thua, toàn đội đã thi đấu như lên đồng ở 18 trận đấu còn lại, trụ hạng thành công ở vị trí thứ 11 với 12 chiến thắng, 7 trận hòa và 15 trận thua.

4. Nagoya Grampus (2018)

Sau khi xuống hạng vào năm 2016, Nagoya Grampus rơi vào thế khó khi một loạt trụ cộ đồng loạt rời đi. Dù nhanh chóng lên hạng chỉ sau một mùa giải, mọi thứ vẫn diễn ra hết sức khó khăn với đội bóng này khi đó.

Ở 3 trận đầu tiên của mùa giải 2018, Nagoya Grampus không thắng bất kì trận nào, họ thậm chí còn có chuỗi 8 trận thua liên tiếp. Nguyên nhân chính đến từ hàng phòng ngự hết sức lỏng lẻo, với 6 trong tổng số 8 trận thua họ để đối thủ chọc thủng lưới ít nhất 3 bàn.

Nhận ra điểm yếu chí mạng, ban lãnh đạo đội bóng ngay lập tức gia cố hàng thủ, với ba tân binh Shinnosuke Nakatani, Yuichi Maruyama và Naoki Maeda. Sự hiệu quả ngay lập tức đến với Nagoya, họ nhanh chóng vực dậy phong độ và cải thiện thành tích của mình. Sau 15 vòng đấu đầu tiên với chỉ 2 chiến thắng, Nagoya đã kết thúc mùa giải với 12 chiến thắng, 5 trận hoà và 17 trận thua, về đích ở vị trí thứ 15 và hoàn thành nhiệm vụ trụ hạng.

5. Vissel Kobe (2019)

2018-2019 là giai đoạn mà Vissel Kobe được đông đảo người hâm mộ bóng đá Nhật Bản để tâm khi liên tục chiêu mộ một loạt tên tuổi từng khuynh đảo bóng đá thế giới như Lukas Podolski (2017) và Andres Iniesta.

Mặc dù đội hình có nhiều sao số, nhưng Vissel Kobe không thể thoát khỏi giữa BXH. Tiếp sau đó, đội bóng kí hợp đồng với David Villa và Sergi Sampere, cũng như những tuyển thủ quốc gia như Hotaru Yamaguchi và Ryo Hatsuse.

Trong 5 trận mở đầu, Iniesta và các đồng đội ra quân thành công với 3 chiến thắng, 1 trận hoà và 1 trận thua, đứng ở vị trí thứ 4 trên BXH. Nhưng rồi giông bão sớm đến với đội chủ sân Misaki Park, khi họ để thua 7 trận liền sau đó và tụt dốc không phanh. CLB trải qua hai lần thay đổi HLV, khiến các cầu thủ phải liên tục thích nghi.

Ở thị trường chuyển nhượng mùa hè, Vissel Kobe tiếp tục chi tiền để mang về những tên tuổi như cựu cầu thủ Barcelona Thomas Vermaelen, cựu cầu thủ ĐTQG Takanori Sakai và hàng loạt các tên khác. Dù không phải cầu thủ nào cũng toả sáng, tuy nhiên nhìn chung lối chơi và thành tích của đội bóng được cải thiện rất đáng kể. Sau 17 trận đầu tiên ngụp lặn ở vị trí thứ 12, đội bóng về đích ở vị trí thứ 8 với 14 chiến thắng, 5 trận hoà và 15 trận thua.

6. Sanfrecce Hiroshima (2017)

Sau những nỗ lực không biết mệt mỏi, Sanfrecce đã xuất sắc trụ hạng ở mùa giải 2017. l
Sau những nỗ lực không biết mệt mỏi, Sanfrecce đã xuất sắc trụ hạng ở mùa giải 2017. Ảnh: Footballchannel

Dưới thời của HLV Hajime Moriyasu, Sanfrecce Hiroshima vô địch J-League 3 lần trong 4 mùa giải kể từ năm 2012, nhưng vào năm 2016 đội bóng này chỉ về đích ở vị trí thứ 6 do chấn thương của một loạt trụ cột. Sau khi kết thúc mùa giải, Sanfrecce chia tay bộ đôi Peter Utaka và Hisato Sato, những người đóng vai trò thiết yếu ở đội bóng khi đó.

Dù ban lãnh đạo đã mang về bộ đôi thay thế là Soto Kudo và Feliipe Silva, nhưng khoảng trống mà những người đi trước để lại là quá lớn. Ở vòng 11 mùa giải đó, Sanfrecce tụt xuống vị trí nguy hiểm có thể xuống hạng. Đội bóng cũng trải qua một loạt biến động, bao gồm việc HLV Moriyasu từ chức.

Tưởng chừng như mọi chuyện đã sụp đổ với đội bóng áo tím, thì những bản hợp đồng chuyển nhượng cùng sự thay đổi chiến thuật đã giúp cho Sanfrecce thi đấu khởi sắc. Trong khi hàng thủ chơi ổn định trở lại, thì hàng công lại cho thấy sự sắc bén cần thiết. Từ vị trí thứ 17 sau nửa mùa giải, Sanfrecce xuất sắc về đích ở vị trí thứ 15 chung cuộc và trụ hạng thành công.