Việc các cầu thủ Nhật Bản được các đội bóng châu Âu chú ý và chiêu mộ không có gì quá mới mẻ. Tuy nhiên, không phải cầu thủ nào cũng có thể thích nghi và toả sáng tại châu Âu.
Dù có cơ hội thử sức tại lục địa già, nhưng một số cầu thủ lại không thể thi đấu như kì vọng và phải sớm trở về J-League để làm lại sự nghiệp. Ở bài viết này, hãy cùng Bóng Đá Châu Á điểm qua 10 cái tên không thể toả sáng ở các giải VĐQG châu Âu.
10 Cầu Thủ J-League Không Thể Toả Sáng Tại Châu Âu
1. Hotaru Yamaguchi (Hannover 96)
Hannover 96 là câu lạc bộ nước ngoài duy nhất trong sự nghiệp của tuyển thủ quốc gia Nhật Bản, Hotaru Yamaguchi, cho đến thời điểm hiện tại. Trên thực tế, anh không quá thành công khi thi đấu tại đội bóng nước Đức.
Trưởng thành từ lò đào tạo của Cerezo Osaka, Yamaguchi được đôn lên đội mọt vào năm 2012 và toả sáng ở nhữngnăm tiếp theo. Năm 2016, Yamaguchi được Hannover 96 chú ý và chiêu mộ với mức giá 1 triệu Euro.
Tưởng chừng như sang Đức sẽ là cơ hội để Yamaguchi gầy dựng tên tuổi, nhưng thực tế môi trường thi đấu khắc nghiệt cùng chấn thương khi quay về làm nhiệm vụ cho ĐTQG vào tháng 3 đã buộc Yamaguchi phải rời Hannover chỉ sau vỏn vẹn 6 tháng.
Quay về J-League trong màu áo Cerezo, yamaguchi quay trở lại với đẳng cấp vốn có của mình và duy trì vị thế là một trong những tiền vệ hàng đầu giải đấu. Hiện tại, anh đang khoác áo Vissel Kobe, dành chức vô địch J-League 2022 và đồng thời cũng mang tấm băng đội trưởng.
2. Akihiro Ienaga (RCD Mallorca)
Akihiro Ienaga có một sự nghiệp gắn liền với nhiều đội bóng khác nhau. Mặc dù vậy, RCD Mallorca là CLB duy nhất mà anh thi đấu ngoài châu Á và chuyến phiêu lưu của cầu thủ sinh năm 1986 đến Tây Ban Nha không thành công như anh mong muốn.
Ban đầu, Ienaga cũng thi đấu tại J-League như nhiều cầu thủ khác. Ở mùa giải năm 2010, Ienaga là một phần quan trọng của Cerezo Osaka, ghi dấu ấn vào chiến tích tham dự cúp C1 châu Á. Bản thân anh cũng trở thành ứng cử viên cho danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất giải năm đó.
Thành tích này giúp Ienaga lọt vào mắt xanh của Mallorca và anh nhanh chóng chuyển tới đội bóng mới vào năm 2011. Ở mùa giải đầu tiên, Ienaga chơi không đến nỗi nào nhưng bất ngờ sa sút ở mùa giải tiếp theo và dẫn mất chỗ đứng.
Sau đó, Ienaga được đem cho mượn trước khi quay trở lại J-League. Anh gia nhập Kawasaki và trở thành một phần quan trọng của đội bóng cho đến thời điểm hiện tại.
3. Takashi Usami (Bayern Munich/Hoffenheim/Augsburg/Dusseldorf)
Đức là điểm đến phổ biến của các cầu thủ Nhật Bản bởi sự tương đồng trong phong cách chơi bóng. Takashi Usami cũng thi đấu cho rất nhiều đội bóng ở đây nhưng đáng tiếc anh không gặt hái được quá nhiều thành công.
Ở tuổi 16, Usami ra mắt Gamba osaka và dành lấy danh hiệu cầu thủ trẻ hay nhất J-League năm 2010. Anh nhận được lời mời hỏi mượn của Bayern Munich và dĩ nhiên không bỏ lỡ cơ hội.
Ở một đội bóng với nhiều ngôi sao hàng đầu thế giới, Usami chỉ có vỏn vẹn 3 trận đấu ra sân và không gây được ấn tượng. Cầu thủ này sau đó tiếp tục được cho mượn ở Hoffenheim và tiếp tục thi đấu không thành công với chỉ 2 bàn thắng sau 20 trận.
Trở về Gamba, Usami chơi hay và có đến 19 bàn thắng vào năm 2015. Sau đó, cầu thủ sinh năm 1992 chơi cho Augsburg và Dusseldorf nhưng cũng không mấy thành công. Hiện tại, Usami đang thi đấu tại Gamba Osaka khi đã ở bên kia sự nghiệp.
4. Yosuke Ideguchi (Celtic/Leeds United/Greuther Fürth/CyD Leonesa)
Số câu lạc bộ mà Yosuke Ideguchi gắn bó ở nước ngoài còn nhiều hơn số đội ở Nhật Bản, nhưng đáng buồn là không có đội nào mà cầu thủ này thực sự gặt hái được thành công.
Trước khi xuất ngoại, Ideguchi là một phần không thể thiếu của ĐTQG Nhật Bản và Gamba Osaka. Gia nhập Leeds United, cầu thủ sinh năm 1996 ngay lập tức được cho mượn ở CyD Leonesa, một đội bóng ở Tây Ban Nha, nhưng không thể gây ấn tượng, và tiếp tục được cho mượn ở Greuther Fürth, một đội bóng thi đấu ở Đức. Dù ghi bàn ở ngay trong trận debut, chấn thương nặng đã khiến Ideguchi nhanh chóng trở về Leeds và quay lại Nhật Bản không lâu sau đó.
Về lại Gamba Osaka, cầu thủ này ngay lập tức toả sáng và được Celtic liên hệ. Ở lần thứ hai sang châu Âu, tưởng chừng sự có mặt của những người đồng hơn Daizen Maeda và Reo Hatate sẽ giúp tiền vệ này hoà nhập tốt hơn, tuy nhiên anh lại chìm nghỉm trong đội hình của đội bóng Scotland và chỉ có 6 trận đấu trước khi quay trở lại J-League trong màu áo Avispa Fukuoha. Hiện tại, cầu thủ này đang thi đấu cho Vissel Kobe.
5. Mu Kanazaki (Portimonense, Nuremberg)
Cựu tiền đạo của đội tuyển Nhật Bản, Mu Kanazaki, đã có hai lần thử sức tại châu Âu trong sự nghiệp của mình, và cả hai lần đó đều không hề thành công.
Sau khi kết thúc hợp đồng với Nagoya Grampus vào năm 2012, Kanazaki sau đó gia nhập Nuremberg ở mùa giải tiếp theo. Mặc dù vậy, sự khó khăn trong việc thích nghi khiến cầu thủ sinh năm 1986 chỉ chơi có 4 trận cho đội bóng nước Đức.
Mu Kanazaki đặt mục tiêu thành công ở châu Âu khi lựa chọn một đội bóng ở Bồ Đào Nha, Portimonense. Tuy vậy, giấc mơ đó sớm chấm dứt khi anh không thể có được chỗ đứng tại đây. Cầu thủ này sau đó trở về lại Nhật Bản và thi đấu cho một số đội bóng khác nhau. Hiện tại, Mu Kanazaki đang là cầu thủ tự do.
6. Tomoaki Makino (Cologne)
Dù từng là trụ cột của hàng thủ Nhật Bản, thi đấu gần 400 trận tại J-League và có mặt ở World Cup, nhưng Makino chỉ thi đấu cho một câu lạc bộ duy nhất ở châu Âu và đây cũng là nốt trầm hiếm hoi trong sự nghiệp của cầu thru này.
Makino chuyển tới Cologne vào năm 2011 với kì vọng sẽ trở thành hòn đá tảng của hàng thủ đội bóng nước Đức thời bấy giờ. Tuy nhiên, khó khăn nhanh chóng ập đến với sự nghiệp của cầu thủ sinh năm 1987. Anh chỉ có vỏn vẹn 8 lần ra sân, trong đó chỉ có duy nhất một lần đá chính.
Chỉ một năm sau khi sang Đức, cầu thủ này lựa chọn quay trở về quê hương, khoác áo Urawa Reds. Đây trở thành một quyết định đúng đắn khi anh gặt hái được rất nhiều thành công sau đó, bao gồm chức vô địch AFC Champions League, lọt vào đội hình tiêu biểu J-League và là cầu thủ xuất sắc nhất châu Á.
7. Shuchi Gonda (Portimonense, SV Horn)
Ít ai biết được rằng Shuchi Gonda, thủ môn từng bắt chính và có những pha cứu thua xuất thần tại Word Cup 2022, từng có hai lần thử sức không thành công tại châu Âu trong sự nghiệp.
Suchi Gonda từng thi đấu cho Portimonense ở Bồ Đào Nha, cũng như SV Horn, một câu lạc bộ ở Áo. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà thủ môn sinh năm 1989 chỉ là sự lựa chọn thứ hai ở cả hai đội bóng trên.
Sau cùng, Shuchi Gonda lựa chọn quay trở về Shimizu S-Pulse và bắt chính ở đội bóng này cho tới thời điểm hiện tại.
8. Kensuke Nagai (Standard Liège)
Sự nghiệp của cầu thủ sinh năm 1989, Kensuke Nagai, gắn liền với những đội bóng trong nước. Thử thách nước ngoài của tiền đạo này là Standard Liège, và chừng đó là đủ để anh nhận ra sự khắc nghiệt của bóng đá châu Âu.
Là thành phần trong đội hình tham dự Olympic London 2012, Nagai thu hút sự chú ý của một số đội bóng nước ngoài khi đó và quyết định chọn gia nhập CLB đang thi đấu ở giải VĐQG Bỉ. Nhũng điểm yếu về mặt thể chất đã được bộc lộ rõ, khi Nagai không thể cạnh tranh một suất đá chính và chủ yếu được vào sân từ ghế dự bị. Trong 11 trận ở mùa giải 2012/13, cầu thủ này không ghi được bàn thắng nào.
Sau hai năm thi đấu dưới dạng cho mượn, Nagai quyết định rời Standard Liège, quay trở về Nhật Bản lần lượt thi đấu cho FC Tokyo và Nagoya Grampus. Cầu thủ này phát huy được những phẩm chất hay nhất của mình, được triệu tập lên ĐTQG Nhật Bản và đạt được những thành tích đáng kể.
9. Ryo Miyachi (Arsenal, Feyenoord, Bolton, Wigan, Twente FC, FC St. Pauli)
Ryo Miyachi là một trong những sự nuối tiếc lớn nhất của bóng đá Nhật Bản, khi cầu thủ này sở hữu tiềm năng rất lớn nhưng nhanh chóng lụi tàn bởi chấn thương.
Tiềm năng của Ryo Miyachi lớn đến nỗi anh được Arsenal chi tiền chiêu mộ dù chưa chơi cho bất kì một đội bóng chuyên nghiệp nào tại J-League. Cầu thủ này được cho mượn tại Feyenoord và đạt được một số thành công. Ryo Miyachi sau đó có cơ hội ra sân tại Arsenal, nhưng chấn thương nặng đã khiến cho anh không còn cơ hội thể hiện mình tại Anh.
Sau khi được cho mượn ở một số CLB khác, chấn thương liên tục đeo bám khiến cho sự nghiệp của Ryo Miyachi bị gián đoạn. Năm 2021, anh quyết định hồi hương, gia nhập Yokohama F.Marinos và chơi tương đối tròn vai cho đến hiện tại.
10. Miyamoto Tsuneyasu (RB Salzburg)
Chức vô địch J-League lần đầu tiên trong lịch sử của Gamba Osaka có công rất lớn của Miyamoto Tsuneyasu, trung vệ sau này là đội trưởng của ĐTQG Nhật Bản.
Sau chiến tích vô địch J-League năm 2005, Miyamoto Tsuneyasu gia nhập RB Salzburg vào năm 2007 và chơi khá tốt trong quãng thời gian đầu tiên. Đáng tiếc, cấhn thương vào năm 2008 đã khiến danh thủ sinh năm 1977 bị cho ra rìa ở đội bóng nước Đức, để rồi Miyamoto Tsuneyasu quay trở về Vissel Kobe và thi đấu cho tới khi giải nghệ sau đó.