J-League 2024 đã trôi qua hơn nửa mùa giải và các cầu lạc bộ đang dần bước vào giai đoạn khốc liệt nhất. Thị trường chuyển nhượng giữa mùa đang diễn ra và các đội bóng đang tích cực chạy đua lực lượng để hoàn thành tốt phần còn lại.
Ở kì chuyển nhượng trước thềm mùa giải, rất nhiều cầu thủ đã được đưa về với mục tiêu đem lại thành tích tốt cho đội bóng. Nhưng vì nhiều lý do khác nhau, mà không phải cầu thủ nào cũng đáp ứng được yêu cầu.
Dưới đây là danh sách 10 cầu thủ tân binh gây thất vọng nhất nửa đầu J-League năm nay.
10 Tân Binh Kém Nhất Nửa Mùa Giải J-League 2024
1. Musashi Suzuki (Sapporo)
Đến với Sapporo với một bản hợp đồng cho mượn từ Gamba Osaka, Muashi Suzuki được kì vọng sẽ là sự thay thế xứng đáng cho những tiền đoạ đã rời đội bóng hồi đầu mùa. Đáp lại kì vọng đó, chân sút 30 tuổi mờ nhạt trên hàng công của Sapporo kể từ đầu mùa.
Sau 18 trận ra sân tại J-League, Musashi Suzuki không ghi được bất cứ bàn thắng hay kiến tạo nào. Tính rộng ra, cầu thủ này cũng chỉ một lần được ăn mừng bàn thắng trong tổng số 19 lần ra sân từ đầu mùa. Có thể nói Muashi Suzuki là căn nguyên cho phong độ sa sút của Sapporo ở mùa giải năm nay.
2. Yosuke Ideguchi (Vissel Kobe)
Sau quãng thời gian thi đấu không mấy thành công tại châu Âu, Ideguchi gia nhập Avispa dưới dạng cho mượn ở mùa giải trước và thi đấu tương đối tốt. Điểm mạnh của cầu thủ sinh năm 1996 là thể lực cùng khả năng đeo bám khó chịu, anh có thể thi đấu đến phút 90 mà không biết mệt mỏi.
Với những điểm nổi bật đó, Ideguchi được Vissel Kobe mua đứt từ Celtic với giá 1 triệu Euro. Mặc dù vậy, cầu thủ này đang để lại sự thất vọng nặng nề, khi chỉ mới ra sân 13 trận với tổng cộng hơn 500 phút, trong đó chỉ có 5 trận xuất phát từ đầu. Với việc không thể kết hợp tối với những Takahiro Ogihara cugnf Hotaru Yamaguchi, khiến cho HLV trưởng của Vissel Kobe buộc phải để Yoksuke Ideguchi ngồi ngoài.
Trong bối cảnh hai cái tên trên đã lần lượt 33 và 32 tuổi, cơ hội cho Ideguchi, một cầu thủ mới 27 tuổi, góp mặt thường xuyên hơn trong tương lai là chuyện có thể xảy ra. Mặc dù vậy, anh cần phải nỗ lực nhiều hơn bởi tính cạnh tranh ở Vissel Kobe là rất khắc nghiệt.
3. Ola Solbakken (Urawa Reds)
Gia nhập Urawa Reds với cái mác cầu thủ As Roma, những tưởng Ola Solbakken sẽ là sự bổ sung chất lượng cho hàng công của Urawa Reds, tuy nhiên những gì mà tuyển thủ người Na Uy thể hiện cho đến thời điểm này chỉ là nỗi thất vọng nặng nề.
Đến Urawa Reds, thời gian thi đấu của Ola Solbakken bị giới hạn bởi chấn thương dai dẳng trong suốt giai đoạn một của giải đấu. Cầu thủ này chỉ mới ra sân có 5 trận ở mùa giải năm nay và vẫn chưa có trận đấu nào đá trọn vẹn 90 phút. Cần biết rằng mức lương mà Urawa Reds đang trả cho Ola Solbakken, nhưng đến lúc này những gì anh đóng góp cho đội bóng vẫn chưa xứng với mức đãi ngộ đó.
4. Sai van Wermeskerken (Kawasaki Frontale)
Hành trình của Sai van Wermeskerken ở J-League tương đối khó khăn. Ra sân ở ngay trận đấu đầu tiên và ghi bàn giúp Kawasaki Frontale đoạt luôn danh hiệu đầu tiên của mùa giải, vận xui đã ngay lập tức ập đến hậu vệ 29 tuổi, khi cầu thủ này gặp chấn thương và phải đợi đến vòng 9 mới có cơ hội ra sân cho Kawasaki tại J-League.
Cầu thủ này có 12 trận ra sân cho đội chủ sân Todoroki Athletics. Những đóng góp của Wermeskerken cũng tương đối hạn chế, trong bối cảnh hàng phòng ngự Kawasaki để lại nhiều nỗi lo.
Giống như Ola Solbakken, Sai van Wermeskerken vẫn còn nhiều thời gian để thích nghi và làm quen với lối chơi của J-League. Tuy vậy, đến thời điểm này của mùa giải có thể khẳng định anh đang để lại sự thất vọng nhiều hơn là kì vọng tại Kawasaki.
5. Weverton (Jubilo Iwata)
Được gây chú ý bởi là một sản phẩm của lò đào tạo trứ danh Flamengo ở Brazil, tuy nhiên đến thời điểm này có lẽ chính những cổ động viên của Jubilo Iwata cũng không biết đến sự tồn tại của cầu thủ này.
Kể từ khi gia nhập đội bóng mới từ đầu mùa giải, cầu thủ sinh năm 2002 gần như “mất tích” khỏi danh sách thi đấu của Jubilo. Weverton chỉ mới có vỏn vẹn 2 phút xuất phát tại J-League và không có bất kì một đóng góp đáng kể nào.
Thi đấu ở vị trí tiền đạo, nhiều người cho rằng Weverton không thể cạnh tranh với Germain Ryo và Matheus, nhưng chân sút đã khẳng định được tên tuổi. Tuy nhiên, kể cả khi Germain Ryo dính chấn thương, Weverton cũng không thể chiếm được suất dá chính.
6. Tsuyoshi Ogashiwa (Tokyo FC)
Tsuyoshi Ogashiwa chỉ thực sự được chú ý đến ở hai mùa gần nhất, khi anh ghi 7 bàn và 5 kiến tạo ở mùa 2022, và 6 bàn cugnf 6 kiến tạo ở mùa vừa rồi. Những con số tương đối ấn tượng trên đã giúp cầu thủ sinh năm 1998 được Tokyo FC chiêu mộ ở đầu mùa giải này.
Dù có chiều cao khiêm tốn với chỉ 1m67, Ogashiwa lại sở hữu một thứ vũ khí đang sợ là tốc độ. Mặc dù vậy, những chấn thương ở đầu mùa giải năm nay đã khiến cầu thủ này phải ngồi ngoài trong phần lớn thời gian, và những đóng góp của anh cho đội bóng mới cũng vì thế mà nhỏ giọt. Đến thời điểm hiện tại, Ogashiwa chỉ mới có vỏn vẹn 1 bàn thắng cùng 4 lần ra sân tại J-League.
7. Shion Inoue (Nagoya Grampus)
Bắt đầu sự nghiệp ở Ventforet Kofu. Shion Inoue gây tiếng vang khi được thi đấu tại đấu trường khắc nghiệt nhất châu Á, AFC Champions League, dù còn rất trẻ. Màn trình diễn đầy hứa hẹn của cầu thủ 23 tuổi khi đó đã giúp anh bước sang một chương mới trong sự nghiệp, khi Shion được Nagoya Grampus chiêu mộ.
Được ra sân ở ngay trận đấu đầu tiên ở vòng 1 J-League, Shion đã có một ngày thi đấu ác mộng khi để cho các cầu thủ Kashima Antlers dễ dàng vượt qua, và Nagoya Grampus đã có một trận thua tan tác với tỉ số 0-3. Bản thân anh cũng bị rút ra trong trận đấu và chỉ có vỏn vẹn 88 phút ra sân cho đến thời điểm này.
Nagoya Grampus đang có một hàng thủ không hề vững chắc sau 23 vòng đấu, với 26 bàn thua. Mặc dù vậy, ban lãnh đạo đội bóng không hề đặt niềm tin vào cầu thủ sinh năm 2000, khiến cho tình thế của anh trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
8. Yuki Yamamoto (Kawasaki Frontale)
Đến Kawasaki Frontale với mục tiêu gia cố tuyến giữa, nhưng những gì mà Yuki đóng góp cho đội bóng mới chỉ là 12 trận đấu cùng 0 bàn thắng và 0 kiến tạo.
Yuki Yamamoto có tên trong đội hình xuất phát ở trận mở màn của mùa giải, nhưng dần sa sút và mất vị trí không lâu sau đó. Điểm yếu của tiền vệ 27 tuổi là việc thường xuyên rời khỏi vị trí, đẩy Kawasaki vào thế nguy hiểm.
Cầu thủ sinh năm 1997 được đánh giá cao ở khả năng phát động tấn công, khi đội nhà đang dẫn bàn. Tuy nhiên trong bối cảnh Kawasaki đang khát điểm như hiện tại, khả năng để anh được ra sân thường xuyên là không cao.
9. Yuya Yamagishi (Nagoya Grampus)
Ở hai mùa giải gần nhất trước khi gia nhập Nagoya Grampus, Yayu Yamagishi đều ghi được ít nhất 10 bàn thắng trở lên. Chính vì vậy, sự có mặt của chân sút 30 tuổi trên hàng công có giúp các cổ động viên của đội bóng này kì vọng vào khả năng đảm bảo đầu ra bàn thắng.
Mặc dù vậy, cuộc hành tình của Yuya Yamagishi tại Nagoya mau chóng gặp trắc trở, khi anh dính chấn thương trước khi mùa giải khởi tranh. Ở vòng đấu thứ 5, Yuya lại gặp chấn thương và vắng mặt liên tiếp ở những vòng tiếp theo.
Sau khi trở lại, thời gian thi đấu của cầu thủ 30 tuổi liên tục bị ngắt quãng. Sau 12 trận ra sân, Yuya mới chỉ có duy nhất một lần ăn mừng bàn thắng.
Trong bối cảnh các chân sút khác của Nagoya cũng đang trận hay trận dở, việc Yuya thi đấu không đạt kì vọng cũng là nguyên nhân khiến Nagoya đang không có được vị trí ưng ý trên BXH.
10. Radomir Milosavljevic (Kashima Antlers)
Là một tiền vệ giàu kinh nghiệm khi đã thi đấu cho nhiều đọi bóng khác nhau, những tưởng Radomir Milosavljevic sẽ là một sự bổ sung chất lượng cho tuyến giữa của Kashima Antlers, nhưng những chấn thương liên tục khiến cho anh đang dần trở thành người thừa của đội bóng đang xếp thứ 3 trên BXH.
Gia nhập Kashima từ đầu mùa nhưng phải đến tận vòng đấu thứ 7, Milosavljevic mới có trận đầu tiên ra sân. Tiền vệ 31 tuổi sau đó tiếp tục ngồi dự bị và thường xuyên dính những chấn thương nhẹ. Đến thời điểm hiện tại, cầu thủ này có 4 lần ra sân tại J-League với vỏn vẹn 32 phút.