Không chỉ là bước đệm để được triệu tập lên ĐTQG, thành công tại các kì Olympic còn là cơ hội để các cầu thủ Nhật Bản được các CLB hàng đầu châu Âu chú ý đến và có cơ hội bước sang một chương mới trong sự nghiệp.
Hãy cùng Bóng Đá Châu Á điểm qua danh sách 6 cầu thủ Nhật Bản chuyển đến thi đấu ở châu Âu sau một kì Olympic thành công.
6 Cầu Thủ Nhật Bản Thành Công Tại Olympic Trước Khi Chuyển Sang Châu Âu
1. Kaoru Mitoma (Olympic 2021/Brighton)
Trong những năm gần đây, Kaoru Mitoma là một trong những cầu thủ Nhật Bản thành Trước khi thi đấu ở kì Olympic 2021 trên sân nhà, Mitoma là cầu thủ thuộc biên chế Kawasaki Frontale, và anh đã được Brighton chiêu mộ chỉ 10 ngày trước khi Olympic khởi tranh.
Ở ngay mùa đầu tiên ra sân tại J-League, Mitoma đóng góp 13 bàn thắng và 12 kiến tạo. Cầu thủ này là một trong những ngôi sao sáng giá nhất của Kawasaki ở thời điểm đó. Đến với Olympic, thể trạng của Mitoma không ở trạng thái tốt nhất, vì thế cầu thủ này chỉ được xem như một phương án dự bị, chủ yếu được tung vào sân ở hiệp 2.
Sau khi kết thúc Thế vận hội, Mitoma gia nhập Union Saint-Gilloise và thi đấu ở đây một mùa giải, trước khi chính thức khoác áo Brighton và gây dựng tên tuổi của mình như là một tỏng những ngòi nổi nguy hiểm bậc nhất Ngoại hạng Anh hiện tại.
2. Hiroshi Kiyotake (Olympic 2012/FC Nuremberg)
Khi còn thi đấu ở J-League tại Cerezo Osaka, Hiroshi Kiyotake chính là cầu thủ đã giúp cho đội bóng này duy trì thành tích tốt tại J-League, đặc biệt trong bối cảnh mà Shijki Kagawa rời đi, chuyển sang khoác áo Dortmund.
Kiyotake kế thừa chiếc áo số 8 của người tiền bối và thi đấu thăng hoa, để rồi sau đó được đội bóng của nước Đức, Nuremberg chú ý và chiêu mộ. Bản thân anh cũng là thành phần của đội U23 Nhật Bản tham dự Olympic 2012 và cũng ghi được 2 bàn ở giải đấu năm đó.
Sau khi gia nhập Nuremberg, Kyotake càng chơi càng hay và nhanh chóng chứng tỏ vai trò của mình khi có đến 10 kiến tạo ở mùa giải đầu tiên ra mắt đội bóng. Sau đó, cầu thủ sinh năm 1989 chuyển sang chơi cho Hannover 96, trước khi gia nhập Sevilla vào năm 2016 và là một trong những cầu thủ Nhật Bản nổi bật ở thời điểm đó.
3. Takuma Asano (Olympic 2016/Arsenal)
Ở giai đoạn trước khi tham gia Olympic 2016, Takuma Asano đã lọt vào mắt xanh của Arsenal, khi đó dược dẫn dắt bởi HLV Arsene Wenger, bởi phong độ hết sức ấn tượng của mình.
Thời gian đó, Asano được dẫn dắt bởi HLV Hajime Moriyasu tại Sanfrecce Hiroshima, người đã nâng tầm và mài dũa những kĩ năng của cầu thủ này, giúp anh ghi được 8 bàn thắng đồng thời ẵm luôn danh hiệu cầu thủ trẻ xuất sắc nhất giải.
Có mặt tại Brazil để đại diện cho đội tuyển Nhật Bản, Asano ghi được hai bàn thắng nhưng vẫn không đủ dể giúp quốc gia của mình dành được danh hiệu. Khó khăn tiếp tục đến với Asano khi cầu thủ này không thể thi đấu cho Arsenal vì lý do thiếu VISA, buộc Asano phải thi đấu tại Stuttgart dưới dạng cho mượn.
Takuma Asano tiếp tục phải thi đấu ở các đội bóng tiếp theo và chưa bao giờ trở thành một phần của Arsenal. Sau cùng, cầu thủ sinh năm 1994 chuyển sang Partizan Belgrade vào năm 2019.
4. Ao Tanaka (Olympic 2021/Fortuna Dusseldorf)
Ở mùa giải mà Kawasaki Frontale lên ngôi vô địch J-League 2021, Ao Tanaka được xem là nhân tố chính và là một trong những tiền vệ hay nhất giải đấu khi đó. Màn trình diễn của cầu thủ sinh năm 1998 nhanh chóng lọt vào mắt xanh của Fortuna Dusseldorf, và câu lạc bộ này nhanh chóng mua đứt Ao Tanaka trước khi Olympic diễn ra.
Ở giải đấu năm đó, Ao Tanaka thi đấu trọng vẹn 6 trận đấu của U23 Nhật Bản tại Olympic và chơi chói sáng. Sau khi chính thức khoác áo đội bóng nước Đức, Ao Tanaka càng chơi càng hay và nuôi hy vọng giúp cho đội bóng này dành quyền thăng hạng Bundesliga.
5. Hiroki Sakai (Olympic 2012/Hannover 96)
U23 Nhật Bản đã từng gây nên cú sốc ở Olympic 2012 khi đánh bại U23 Tây Ban Nha với những David De Gea, Jordi Alba hay Juan Mata ở thời điểm đó và về đích ở vị trí thứ 4 chung cuộc.
Một trong những thành viên của lứa cầu thủ hứa hẹn U23 Nhật Bản khi đó là Hiroki Sakai, người đã được Hannover 96 kí hợp đồng trước khi Olympic Luân Đôn khai mạc chỉ một ngày. Sau khi hoàn thành chiến dịch Thế vận hội, cầu thủ sinh năm 1990 chính thức khoác áo Hannover. Ở thời gian đầu tiên, Sakai thi đấu trồi sụt, trận hay trận dở, nhưng dần dần thích nghi và giúp đội bóng cán đích ở vị trí thứ 9.
Sau đó, Sakai chuyển sang thi đấu cho Marseille và cho thấy khả năng phòng ngự tuyệt vời của mình, đồng thời dành luôn danh hiệu cầu thủ hay nhất Marseille mùa giải 2018/2019. Hiện tại, Sakai cũng là một cầu thủ thường xuyên được triệu tập và đóng vai trò quan trọng ở ĐTQG.
6. Daisuke Matsui (Olympic 2004/Le Mans FC)
Ở tuổi 22, tức vào năm 2003, Daisuke Matsui đã được triệu tập lên ĐTQG. Sau đó, ở kì Thế vận hội 2004 tại Hy Lạp, Daisuke Matsui đại diện cho U23 Nhật Bản và được vinh dự trao cho chiếc áo số 10.
Tuy nhiên, tập thể U23 Nhật Bản khi đó cũng như Daisuke Matsui đã thi đấu không thành công khi sớm bị loại ở vòng bảng. Màn trình diễn của Matsui sau đó gây được sự chú ý cho nhiều đội bóng, để rồi anh đồng ý chuyển đến Le Mans FC, một CLB thi đấu ở giải hạng hai của Pháp thời điểm đó, và tỏa sáng giúp câu lạc bộ thăng hạng chỉ một năm sau.
Daisuke Matsui nhanh chóng được Le Mans mua đứt, anh tiếp tục duy trì phong độ cao của mình khi đóng góp 8 kiến tạo ở mùa giải 2005/2006, đứng thứ 3 ở Ligue 1. Sau đó, cầu thủ này thi đấu ở một loạt các đội bóng tại Pháp và đi vào lịch sử với tư cách cầu thủ có số trận đấu ở Ligue 1 nhiều nhất Nhật Bản.