Sự thành công trong sự nghiệp của cầu thủ có thể bị ảnh hưởng rất lớn bởi HLV đang dẫn dắt cầu thủ đó. Nếu như mối liên kết của hai người tốt, cầu thủ đó sẽ có nhiều cơ hội trong đội hình hơn và phát huy hết khả năng của mình. Ngược lại, một cầu thủ dù giỏi đến mấy nhưng không phù hợp với chiến thuật, hoặc không được lòng HLV, thì hoàn toàn có thể gặp khó khăn trong sự nghiệp.
Ở bài viết này, hãy cùng Bóng Đá Châu Á điểm qua danh sách 6 tuyển thủ Nhật Bản có sự nghiệp bị ảnh hưởng bởi mối quan hệ với HLV của họ.
6 Tuyển Thủ Nhật Bản Có Sự Nghiệp Bị Ảnh Hưởng Bởi Mối Quan Hệ Với HLV
1. Takefusa Kubo (Villarreal/Unai Emery)
Với định giá hơn 50 triệu Euro, Takefusa Kubo đang là một trong những chân chạy cánh xuất sắc hàng đầu của La Liga và được nhiều đội bóng lớn theo đuổi. Tuy vậy, tuyển thủ Nhật Bản này từng có quãng thời gian đen tối trong sự nghiệp khi còn là học trò của HLV Unai Emery.
Ở mùa giải 2020/21, Kubo khi ấy còn là cầu thủ của Real Madrid và được cho mượn tại Villarreal, đó cũng là thời điểm mà HLV Unai Emery làm việc cho “Tàu ngầm vàng”. Vị trí sở trường của cầu thủ người Nhật Bản là chạy cánh, tuy nhiên khi đó Villarreal lại có Gerand Moreno và Samuel Chukwueze, buộc HLV Emery phải sắp xếp Kubo ở vị trí tiền vệ.
Dù có 17 trận đấu liên tiếp ra sân, nhưng Kubo không thể thể hiện hết những phẩm chất của mình. Sau cùng, cầu thủ này kết thúc 6 tháng tại Villarreal với chỉ 291 phút ra sân, kết thúc giai đoạn đen tối của Kubo.
2. Shinji Kagawa (Manchester United/David Moyes)
Sau hai mùa giải thi đấu tuyệt hay tại Dortmund, Kagawa trở thành cầu thủ Nhật Bản đầu tiên gia nhập Manchester United và trở thành niềm tự hào của châu Á khi đó. Ở mùa giải đầu tiên tại thành Manchester, Kagawa thi đấu tốt với 6 bàn thắng và 4 kiến tạo, nhưng đó là khi nửa đỏ thành Manchester được dẫn dắt bởi HLV huyền thoại Alex Ferguson.
Sau khi David Moyes được bổ nhiệm, những ngày tháng tiếp theo của Kagawa dần bắt đầu trở nên khó khăn. Cựu HLV Everton khi đó quyết tâm mang về Fellaini, học trò cũ của ông, và có xu hướng ưa chuộng những tiền vệ có sức mạnh.
Do đó, vị tri của Kagawa bị đe doạ nghiêm trọng. Sau 27 trận đấu dưới thời ông thầy mới, Kagawa thi đấu mờ nhạt và quyết định trở lại Dortmund sau đó.
3. Hidetoshi Nakata (Parma/Cesare Prandelli)
Hidetoshi Nakata gia nhập Peruja vào mùa giải 1998/99 và trở thành một trong những cầu thủ Nhật Bản có mức phí chiêu mộ đắt giá nhất thời điểm đó, điều này đã chứng tỏ khả năng của Nakata. Trong mùa giải đầu tiên, cầu thủ sinh năm 1977 thi đấu không hề tệ khi ghi hơn 10 bàn thắng. Sang mùa giải sau, cầu thủ này chuyển sang Roma và trở thành tuyển thủ Nhật Bản đầu tiên vô địch nước Ý.
Ở năm thứ ba trên đất ý, Nakata quyết định khoác áo Parma và được tin tưởng trao áo số 10. Tuy nhiên phong độ của Nakata khi đó dần đi xuống và sang mùa giải thứ hai, HLV Cesare Prandelli khi đó ưu tiên xây dựng đội hình xoay quanh cầu thủ người Brazil Adriano và tiền đạo Mutu, khiến cho cơ hội ra sân của Nakata không còn nhiều. Mùa đông năm 2004, Nakata quyết định gia nhập Bologna.
4. Genki Haraguchi (Stuttgart/Sebastian Hoeneß)
Nhìn chung, Genki Haraguchi có một sự nghiệp tương đối thành công tại Đức với 173 trận đấu. Tuy vậy, không phải dưới thời HLV nào Haraguchi cũng có thể thích nghi và thi đấu thành công, và giai đoạn thi đấu cho Stuttgart dưới thời Sebastian Hoeneß là một minh chứng rõ nét.
Gia nhập Stuttgart từ Union Berlin, Haraguchi được kì vọng sẽ mang đến kinh nghiệm và bản lĩnh hơn cho đội bóng mới. Anh có khởi đầu suông sẻ vẻ 8 trận đấu ra sân liên tiếp. Sau khi HLV Sebastian Hoeneß tiếp quản đội bóng, Haraguchi chỉ ra sân duy nhất một trận tại Bundesliga. Không chiếm được niềm tin của HLV người Đức, Haraguchi cũng sớm rời Stuttgart sau khi không được gia hạn hợp đồng.
5. Takumi Minamino (AS Monaco/Philippe Clement)
Minamino đã có một mùa giải 2023/24 thành công với 9 bàn thắng và 6 kiến tạo tại Ligue 1. Tuy vậy đó là khi anh được chơi dưới trướng HLV Adi Hütter.
Quay trở lại giai đoạn AS Monaco được dẫn dắt bởi HLV Philippe Clement, cầu thủ người Nhật khi đó mới vừa chuyển đến từ Liverpool và gặp nhiều khó khăn khi hàng công Monaco khi đó vô cùng chật chội.
Có đến 4 tiền đạo cùng sơ đồ ưu tiên của HLV Clement là 4-4-2, cơ hội để Minamino góp mặt trên sân là rất hạn chế. Thời gian thi đấu ít ỏi khiến cho tuyển thủ Nhật Bản chỉ có vỏn vẹn 1 bàn thắng cùng 4 kiến tạo trong 18 trận đấu khi đó.
6. Yosuke Ideguchi (Leeds United/Marcelo Bielsa)
Năm 2017, Ideguchi trở thành người hùng của Nhật Bản khi ghi bàn thắng quan trọng giúp những chiến binh Samurai xanh dành quyền góp mặt tại World Cup 2018. Sáu tháng sau, anh chuyển đến Leeds United và dành nửa mùa giải thi đấu cho Cultural Leonessa, một đội bóng tại giải hạng 2 Tây Ban Nha, dưới dạng cho mượn.
Tưởng chừng như Ideguchi sẽ có một mùa giải trọn vẹn với Leeds United, nhưng mọi chuyển đã xảy ra theo chiều hướng trái ngược hoàn toàn. Ở cuộc họp báo trước thềm mùa giải 2018/19, HLV của Leeds United khi ấy là Marcelo Bielsa đã thẳng thắng thừa nhận Ideguchi không nằm trong kết hoạch của ông.
Theo vị chiến lược gia người Argentina, Ideguchi gặp vấn đề khi giao tiếp bằng tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha, điều này khiến cho anh không thể thích nghi với lối chơi của HLV Bielsa, đặc biệt chiến lược gia lão làng này rất chú trọng tới các chi tiết và đòi hỏi các cầu thủ phải hiểu hoàn toàn triết lý của mình.
Không có bất kì trận đấu nào cho Leeds United, Ideguchi sớm phải nói lời chia tay nước Anh và trở về Gamba Osaka vào mùa hè 2019, kết thúc quãng thời gian đen tối không có lấy một trận ra sân chính thức.