Ở thị trường chuyển nhượng mùa hè vừa qua, một loạt các đội bóng đã thực hiện các thương vụ chuyển nhượng, mang về những cầu thủ ngoại quốc đắt giá để chiến đấu cho chức vô địch cũng như trụ lại được giải đấu cấp độ cao nhất Nhật Bản.
Ở bài viết này, hãy cùng điểm qua danh sách 10 tân binh ngoại quốc đắt giá nhất J-League ở kì chuyển nhượng mùa hè vừa qua.
10 Tân Binh Ngoại Quốc Có Giá Trị Thị Trường Cao Nhất J-League 2024
10. José Carabalí (Nagoya Grampus)
Đứng thứ 10 trong danh sách là hậu vệ José Carabalí, người được Nagoya Grampus chiêu mộ với một bản hợp đồng không được tiết lộ. Anh có giá trị 600,000 Euro.
Kể từ khi bắt đầu sự nghiệp, Carabali chủ yếu thi đấu ở các đội bóng thuộc Ecuador, đất nước mà anh sinh ra. Sau khi thi đấu tại Bolvia, Carabali chọn J-League làm điểm đến tiếp theo trong sư nghiệp của mình.
Điểm mạnh của cầu thủ 27 tuổi là sự đa năng, khi anh có thể chơi ở cả hai cánh, nhưng chủ yếu là ở vị trí hậu vệ trái. Đến với Nagoya Grampus, José Carabalí được kì vọng sẽ giúp giải tỏa áp lực cho hàng thủ, mang lại sự chắc chắn hơn cho đội bóng này. Tuy vậy, đến thời điểm này của mùa giải, hậu vệ sinh năm 1997 vẫn chưa thể góp mặt ở J-League, dù rằng anh không hề gặp chấn thương.
9. Talles Brener (Kashima Antlers)
Talles Brener là cầu thủ người Brazil thứ 9 góp mặt trong đội hình của Kashima Antlers từ trước đến nay. Cầu thủ này có giá 600,000 Euro.
Trước khi gia nhập Kashima Antlers, Talles Brener thi đấu cho nhiều đội bóng ở các quốc gia khác nhau. Dù có thể hình không quá vượt trội, nhưng Talles Brener được đánh giá cao ở khả năng kiểm soát bóng và quấy rối hàng thủ đối phương.
Talles Brener ở thể thi đấu ở nhiều vị trí nơi hàng tiền vệ. Dù vậy, cầu thủ này chỉ mới có hơn 50 phút ra sân cho đội bóng áo đỏ, vì thế anh vẫn chưa cho thấy hết được tiềm năng của mình.
8. Vykintas Slivka (Sagan Tosu)
Dù đến với Sangan Tosu dưới dạng tự do, nhưng giá trị của Vykintas Slivka trên thị trường chuyển nhượng là 600,000 Euro.
Cầu thủ 29 tuổi là một sản phẩm của lò đào tạo trứ danh Juventus. Ở mùa giải trước, Vykintas Slivka ra sân 33 trận, anh ghi được 6 bàn thắng à có 2 kiến tạo. Vykintas Slivka cũng là tuyển thủ quốc gia của đội tuyển Lithuania.
Thi đấu ở vị trí tiền vệ công và cả tiền đạo cắm, Vykintas Slivka sở hữu thể chất ấn tượng với chiều cao vượt trội cùng lối chơi đậm chất thể lực. Cầu thủ này đã có 7 trận ra sân cho Sagan Tosu tại J-League và đang tích cực thích nghi để giúp đội bóng trụ hạng thành công.
7. César Haydar (Kawasaki Frontale)
Dù chỉ là một bản hợp đồng cho mượn, nhưng César Haydar vẫn là một trong những ngoại binh đắt giá của J-League mùa hè vừa qua, với giá trị trên thị trường rơi vào khoảng 800,000 Euro.
César Haydar thi đấu cho một số đội bóng khác nhau ở Colombia và Brazil, trước khi cập bến Kawasaki Frontale và thử sức ở Nhật Bản. Cầu thủ này có khả năng bao quát hàng phòng ngự bởi tốc độ và khả năng đeo bám khó chịu. Thêm vào đó, César Haydar có thể chơi chân tốt và là một phương án phù hợp để triển khai bóng từ tuyến dưới.
Gia nhập đội bóng mới, César Haydar đã có 3 trận đấu, trong đó có 1 trận tại J-League. Màn trình diễn của cầu thủ sinh năm 2001 cũng được đánh giá tích cực và anh có thể là nhân tố quan trọng cho những trận đấu còn lại của Kawasaki.
6. Torgay Arslan (Sanfrecce Hiroshima)
Được định giá lên đến 1 triệu Euro, nhưng Torgay Arslan đến với Sanfrecce Hiroshima dưới dạng CNTD, nhưng đây có thể coi là một bản hợp đồng thành công bậc nhất cho đến thời điểm này của J-League.
Trước khi thi đấu cho đội bóng nước Úc Melbourne City, Torgay Arslan đã thi đấu cho nhiều đội bóng khác nhau tại Đức và Thổ Nhĩ Kỳ. Sau khi bị Melbourne City chấm dứt hợp đồng, cầu thủ này bắt đầu một thử thách mới tại Nhật Bản.
Ở tuổi 33, không nhiều cổ động viên kì vọng vào những đóng góp của Torgay Arslan ở thời gian đầu, bởi mặc dù là một cầu thủ dày dặn kinh nghiệm, sự thích nghi của tiền vệ này ở giải đấu có tốc độ như J-League vẫn là một dấu hỏi.
Tuy nhiên, Torgay Arslan đã ngay lập tức dập tắt những hoài nghi hướng về phía mình. Cầu thủ này không mất nhiều thời gian để tỏa sáng, khi góp đến 9 bàn thắng và 1 kiến tạo sau 12 trận, giúp Sanfrecce giành nhiều chiến thắng quan trọng và tràn trề cơ hội lên ngôi vô địch.
5. Murilo de Souza (Kyoto Sanga)
Dfu có giá trị chuyển nhượng lên tới 1,2 triệu Euro, nhưng Murilo de Souza lại gia nhập Kyoto Sanga dưới dạng CNTD, và đây có thể được coi là nhân tố bước ngoặt của đội bóng này trong thời gian tới.
Bắt đầu sự nghiệp ở quê nhà Brazil, cầu thủ sinh năm 1994 thi đấu cho một số đội CLB ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Ở mùa giải trước, Murilo de Souza có 31 trận ra sân cho Gil Vicente, ghi được 4 bàn thắng nhưng vẫn rời đi vì hết hạn hợp đồng.
Là một tiền đạo cánh phải, Murilo de Souza thậm chí có thể chơi tốt ở cánh đối diện. Kĩ thuật cá nhân và nhãn quan chiến thuật của ngôi sao 30 tuổi cũng được đánh giá cao. Tuy vậy, đến thời điểm hiện tại, cầu thủ này vẫn chưa có nhiều thời gian để chứng tỏ mình. Anh chỉ mới ra sân 5 phút tại J-League sau khi cập bến Kyoto.
4. Gonçalo Paciência (Sanfrecce Hiroshima)
Tương tự như Torgay Arslan, Gonçalo Paciência cũng là một bản hợp đồng miễn phí rất đáng chú ý của Sanfrecce Hiroshima mùa hè này. Cầu thủ người Bồ Đào Nha có giá trị lên tới 1,5 triệu Euro.
Gonçalo Paciência là thương vụ chuyển nhượng gây được nhiều sự chú ý nhất của J-League ở mùa hè vừa qua. Cầu thủ này có một sự nghiệp tương đối ấn tượng khi đấu cho một loạt đội bóng lớn như Porto cũng như ở các giải đấu hàng đấu như La Liga hay Bundesliga.
Gonçalo Paciência sở hữu nền tảng thể chất thuộc tốp đầu của J-League. Dù vậy, khả năng chơi bóng của cầu thủ này còn nhiều hạn chế. Gonçalo Paciência chỉ mới ra sân 2 trận tại J-League và chưa cho thấy được sự thích nghi với đội bóng áo tím.
3. Rafael Elias (Kyoto Sanga)
Trong nỗ lực trụ lại với J-League, Kyoto Sanga tiếp tục mang về một cái tên chất lượng khác, trong đó có bản hợp đồng cho mượn đến từ Cruzeiro, Rafael Elias, cầu thủ có giá trị lên tới 1,8 triệu Euro.
Ngay khi vừa cập bến đội bóng mới, tiền đạo 25 tuổi không mất thời gian để làm quen với giải đấu này. Ngay lập tức, Rafael Elias tạo được tầm ảnh hưởng lên đội bóng mới ghi 9 bàn thắng chỉ sau 8 trận đấu ra sân. Sự thăng hoa và những sự thay đổi thứ bậc của Kyoto Sanga thời gian gần đây có sự đóng góp không nhỏ của cầu thủ sinh năm 1999.
Rafael Elias sẽ còn 8 trận đấu ở phía trước để tiếp tục nổ súng. Nếu như tiếp tục chơi bóng với phong độ hiện tại, cầu thủ này có thể được Kyoto tưởng thưởng bằng một bản hợp đồng chính thức.
2. Everton Galdino (FC Tokyo)
Bản hợp đồng cho mượn đến từ Grêmio, Everton Galdino, là bản hợp đồng của cầu thủ có giá trị cao nhất trong số các đội bóng tại Tokyo. Cầu thủ người Brazil được định giá lên dến 2 triệu Euro.
Sinh ra và lớn lên tại Brazil, cầu thủ sinh năm 1997 chủ yếu thi đấu cho các đội bóng trong nước. Không những là một chân chạy cánh mang phong cách Brazil, Everton Galdino còn là một cầu thủ rất cơ động và có khả năng tạo cơ hội ở nhiều vị trí khác nhau trên sân.
Sau khi chuyển đến Nhật Bản, cũng là lần đầu tiên Everton Galdino thi đấu ở một quốc gia không phải Brazil, kì vọng dành cho cầu thủ này là rất lớn. Tuy vậy, ban lãnh đạo đội bóng cũng hiểu rằng chân sút 27 tuổi cần thời gian để làm quen và thích nghi. Anh hiện tại có 85 phút ra sân, sau 2 trận đấu tại J-League.
1. Lucas Oliveira (Kyoto Sanga)
Cùng giá trị 2 triệu Euro với Everton Galdino là Lucas Oliveira, một cầu thủ người Brazil khác đến với Kyoto Sanga dưới dạng cho mượn.
Trước khi thử sức ở J-League trong màu áo Tokyo FC, Lucas Oliveira thi đấu ở Brazil và có cơ hội được chơi bóng ở Tây Ban Nha trong thời gian ngắn. Trung vệ 28 tuổi là mẫu cầu thủ tinh quái, biết cách làm ức chế cầu thủ đối phương và có khả năng tịnh tiến bóng tốt.
Gia nhập Tokyo FC, cầu thủ người Brazil sẽ giúp đội bóng này giải quyết bài toán phòng ngự, bởi Tokyo FC đang là đội bóng để thủng lưới nhiều nhất trong 8 đội dẫn đầu. Dẫu vậy, cơ hội để cầu thủ này chứng minh được thực lực của mình là không nhiều, khi anh chỉ mới được sử dụng ở đấu trường Cúp quốc gia.