Giá trị và Xếp hạng Các Giải Bóng Đá Hàng Đầu Châu Á: Saudi Pro League, J-League, K-League

Giá trị và xếp hạng các giải bóng đá hàng đầu châu Á

Bóng đá châu Á đang ngày một gây được sự chú ý cho các cổ động viên trên toàn thế giới trong khoảng thời gian gần đây. Bên cạnh những giải đấu từ lâu đã khẳng định được chất lượng và vị thế như giải bóng đá Hàn Quốc K-League và J-League, sự phát triển nhanh chóng của Saudi Pro League trong hai năm qua càng giúp tăng thêm giá trị và xếp hạng các giải bóng đá hàng đầu châu Á nói chung.

Vậy, các giải đấu VĐQG hàng đầu châu Á đứng ở đâu trên BXH các giải VĐQG trên toàn thế giới? hãy cùng theo dõi ở bài viết dưới đây.

So Sánh Giá Trị Và Xếp Hạng Của Các Giải Bóng Đá Châu Á

Mới đây, chuyên trang thống kê số liệu bóng đá Givemesport đã đưa ra bảng cập nhật mới nhất của 30 giải vô địch quốc gia (VĐQG) hàng đầu thế giới. Không có gì quá ngạc nhiên khi 5 giải VĐQG hàng đầu vẫn là Ngoại hạng Anh, La Liga, Bundesliga, Serie A và Ligue 1.

J-League, K-League và Saudi Pro League là ba giải đấu của châu Á góp mặt trong top 30, Giá trị và xếp hạng các giải bóng đá hàng đầu châu Á
J-League, K-League và Saudi Pro League là ba giải đấu của châu Á góp mặt trong top 30.

Đáng chú ý trong danh sách này là sự xuất hiện của MLS, giải nhà nghề Mỹ ở vị trí thứ 11. Kể từ sau sự có mặt của Lionel Messi, MLS dần trở nên phổ biến và chất lượng giải đấu này cũng tăng lên đáng kể.

Ở phạm vi châu Á, K-League, giải vô địch quốc gia Hàn Quốc, và giải J-League, giải vô địch quốc gia Nhật Bản, vẫn duy trì vị thứ của mình trong top 30. Vị thứ và điểm số của hai giải đấu này không quá chênh lệch, với K-League xếp ở vị trí thứ 21 (73.49 điểm)J-League xếp ở vị trí thứ 22 với 73.39 điểm.

Ở năm nay, Saudi Pro League, hay giải VĐQG Ả Rập Xê Út, cũng đã có mặt trong danh sách 30 giải đấu hàng đầu thế giới, với vị trí thứ 26 cùng số điểm 72,01. Những chiến dịch truyền thông rầm rộ, những ngôi sao đắt giá cùng những huấn luyện viên hàng đầu đã góp công vào thành tích này của Saudi Pro League.

Cũng ở một bảng xếp hạng khác, K-League cũng là giải đấu đứng đầu châu Á, theo sau là giải VĐQG Iran và giải VĐQG Úc. J-League đứng ở vị trí thứ 5, Saudi Pro League đứng ở vị trí thứ 7, trong khi hai giải đấu ở Đông Nam Á là Thai League đứng ở vị trí thứ 16V-League đứng ở vị trí thứ 35.

Saudi Pro League Dẫn Đầu Châu Á Về Giá Trị Của Giải Đấu

Ở phương diện giá trị đội hình của các câu lạc bộ, Saudi Pro League gần như không có đối thủ ở châu Á. 18 đội bóng thi đấu ở Saudi Pro League có giá trị lên đến 936,05 triệu Euro. Con sống này thậm chí ngang bằng với tổng giá trị của ba giải đấu xếp ngay sau đó, và vượt trội hơn một số giải đấu ở châu Âu hay Nam Mỹ.

Al Hilal, Al Nassr, Al ittihad và Al Ahli là 4 đội bóng đắt giá bậc nhất châu Á.
Al Hilal, Al Nassr, Al ittihad và Al Ahli là 4 đội bóng đắt giá bậc nhất châu Á.

Câu lạc bộ có giá trị cao nhất của Saudi Pro League là Al Hial, với mức định giá rơi vào khoảng 205 triêu Euro. Cầu thủ đắt giá nhất của đội bóng này là tiền vệ Rúben Neves với mức giá 32 triệu Euro, trong khi cầu thủ đắt giá nhất giải đấu là Moussa Diaby, tân binh của Al Ittihad, với mức giá 55 triệu Euro.

Xếp ngay sau Saudi Pro League là UAE Pro League, giải VĐQG UAE, và Stars League, giải VĐQG Qatar. J-League là giải đấu đứng ở vị trí thứ 4 với 288 triệu Euro. Sanfrecce Hiroshima đang là đội bóng được định giá cao nhất của giải đấu này, họ cũng là đội sở cầu thủ đắt giá nhất của giải đấu, Hayao Kawabe, người được định giá 5 triệu Euro.

K-League đứng ở vị trí thứ 5 với tổng giá trị của 12 đội bóng là 154 triệu Euro. Jeonbuk Hyundai Motors là câu lạc bộ đắt giá nhất của giải đấu, với 50 cầu thủ cùng định giá 18,6 triệu Euro. Cầu thủ đắt giá nhất của giải đấu là Jesse Lingard, tân binh của FC Seoul có giá 5 triệu Euro.

Ở khu vực Đông Nam Á, Thai league là giải đấu có thứ hạng cao nhất, với vị trí thứ 9 cùng tổng giá trị của 16 đội bóng tham dự là 74,4 triệu Euro. Nhà ĐKVĐ Thai League, Buriram United, cũng là đội bóng đắt giá nhất với 11,2 triệu Euro, trong đó tiền đạo Bissoli, người được định giá 1,8 triệu Euro, là cầu thủ có giá trị cao nhất giải.

V-League xếp ở vị trí thứ 14 với 14 đội bóng cùng giá trị ước tính rơi vào khoảng 38 triệu Euro. Không có gì ngạc nhiên khi Công An Hà Nội, đội bóng chi tiêu nhiều nhất giải đấu, đang là CLB có định giá cao nhất, với tổng giá trị đội hình rơi vào khoảng 5,6 triệu Euro. Thủ môn của CAHN, Filip Nguyen, cũng là cái tên đắt giá nhất giải đấu, với 550 nghìn Euro.

Đội Hình Đắt Giá Nhất Châu Á: Sự Thống Trị Của Saudi Pro League

532,8 triệu Euro là mức giá của 11 cầu thủ có mức phí chuyển nhượng cao nhất châu Á mọi thời đại. Đáng chú ý, dù có vị trí cao trên BXH tổng sắp, nhưng K-League và J-League không đóng góp bất kì cái tên nào trong đội hình này.

Đội hình những cầu thủ có phí chuyển nhượng cao nhất châu Á.
Đội hình những cầu thủ có phí chuyển nhượng cao nhất châu Á. Ảnh: Transfermarkt

Không quá ngạc nhiên khi các bản hợp đồng đắt giá nhất châu Á đều đang thi đấu tại các đội bóng Saudi Pro League. Giải đấu này có đến 8/11 gương mặt trong đội hình đắt giá nhất châu Á mọi thời đại, với Neymar là cầu thủ mà Al HIlal phải tốn đến 90 triệu Euro mới chiêu mộ được.

Trong số 3 cái tên còn lại, có hai cầu thủ thi đấu tại Chinese Super League, bao gồm Oscar (60 triệu Euro, thi đấu cho Shanghai SIPG), Alex Teixeira (đến Giang Tô với mức phí 50 triệu Euro) và Alex Witsel (gia nhập Zenit với mức giá 40 triệu Euro).

Không chỉ được mua với mức phí cao ngất ngưỡng, những ngôi sao này còn được đối đãi như “ông hoàng” và nhận mức lương cao nhất châu Á. Ở giai đoạn 2013-2016, Chinese Super League đã mời chào một loạt những cầu thủ khi đó đang thi đấu tại châu Âu như Oscar, Hulk, Carlos Tevez, Paulinho và Ezequiel Lavezzi đến với Trung Quốc để giúp giải đấu này trở nên nổi tiếng hơn.

Kế hoạch này của bóng đá Trung Quốc ban đầu tỏ ra phát huy hiệu quả nhưng nó không kéo dài được lâu. Sau khi các nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính, họ không thể tiếp tục chi tiền để chiêu mộ ngôi sao, điều này dẫn đến một loạt đội bóng của Trung Quốc lâm vào tình trạng kiệt quệ và phải phá sản, các ngôi sao sau đó cũng rời đi không kèn không trống.

Saudi Pro League cũng đang đi theo con đường của Chinese Super League, thậm chí họ còn làm với quy mô lớn hơn. Khởi đầu với thương vụ chiêu mộ Cristiano Ronaldo ở mùa giải 2022/23, các đội bóng ở Ả Rập Xê Út bắt đầu bành trướng và mang về hàng loạt những cái tên khác đang ở đỉnh cao phong độ như Fabinho, Kante, Benzema, Sergej Milinkovic-Savic. Một loạt những huấn luyện viên có tên tuổi như Steven Gerrard, Laurent Blanc cũng được đưa về.

Nhiều chuyên gia lo ngại rằng việc lôi kéo các cầu thủ sang thi đấu ở Saudi Pro League bằng tiền bạc có thể dẫn đến hệ lụy tương tự như Chinese Super League. Không thiếu những trường hợp đã chuyển sang đây chơi bóng nhưng nhau chóng rời đi vì không thể thích nghi được với khí hậu khắc nghiệt và sự khác biệt về văn hóa, trong đó có Jordan Henderson.