10 Hậu Vệ Cánh Đáng Xem Nhất J-League 2025

10 Hậu Vệ Cánh Đáng Xem Nhất J-League 2025

Trong những năm gần đây, giải J-League đang phát triển mạnh mẽ theo định hướng hiện đại của các giải đấu hàng đầu châu Âu. Không chỉ chú trọng tốc độ và kỹ thuật, nhiều đội bóng tại Nhật Bản đã chuyển mình với triết lý chơi bóng kiểm soát, pressing tầm cao và xây dựng hệ thống chiến thuật phức tạp hơn.

Điều này đặt ra yêu cầu rất cao cho hàng thủ, đặc biệt là các hậu vệ cánh J-League, những người không chỉ cần phòng ngự chắc chắn, mà còn phải có khả năng hỗ trợ tấn công linh hoạt, đảm nhận tốt nhiều vai trò, thậm chí thi đấu như một tiền vệ. Hậu vệ cánh không còn đơn thuần là “người đá biên”, mà còn là mắt xích quan trọng, thậm chí là nguồn sáng tạo trong cách vận hành lối chơi hiện đại.

Dưới đây là danh sách 10 hậu vệ cánh đáng xem nhất J-League 2025.

Danh Sách 10 Hậu Vệ Cánh Nổi Bật Nhất J-League 2025

10. Gōtoku Sakai (Vissel Kobe)

Gōtoku Sakai là một cầu thủ dạn dày trận mạc, từng thi đấu lâu năm tại Đức, và đã góp mặt ở hai kỳ World Cup liên tiếp 2014 và 2018. Anh chính là một trong những nhân tố chủ chốt đã cùng Yuya Osako và Yoshinori Muto giúp Vissel Kobe giành hai chức vô địch liên tiếp.

Tuổi tác vẫn chưa là rào cản với Sakai ở mùa giải năm nay, hậu vệ xuất sắc J-league
Tuổi tác vẫn chưa là rào cản với Sakai ở mùa giải năm nay. Ảnh: Transfermakt

Ở vai trò hậu vệ biên, Sakai là một chiến binh thực thụ với nền tảng thể lực ấn tượng, khả năng công thủ toàn diện và sức mạnh trong các tình huống tay đôi. Không chỉ có vậy, khả năng đọc trận đấu và dẫn dắt đồng đội bằng phẩm chất thủ lĩnh của anh đã tạo ra ảnh hưởng rất lớn trong lối chơi toàn đội.

Về mặt tấn công, những pha chồng biên của anh có phần ít đi so với những năm trước, nhưng điều đó không đơn thuần là do thể lực, mà còn xuất phát từ tầm nhìn chiến thuật, nhằm tối ưu cơ hội chiến thắng bằng cách hỗ trợ các vệ tinh xung quanh. Dù đã 34 tuổi, anh vẫn duy trì được thể trạng ở đẳng cấp cao. Những chấn thương gặp phải chủ yếu là tai nạn ngoài ý muốn, nhưng việc anh có thể trở lại nhanh chóng phần nào phản ánh nền tảng thể lực cực tốt của mình.

Ngoài khả năng chơi tốt ở cả hai cánh, Gōtoku Sakai còn có thể đảm nhiệm vai trò trung vệ và tiền vệ phòng ngự khi cần thiết, tro thành một quân bài Đà Nẵng của đội bóng áo bã trầu.

9. Rikuto Hirose (Vissel Kobe)

Rikuto Hirose là một hậu vệ cánh J-League có thiên hướng tấn công, nổi bật với khả năng chuyền bóng và tạt bóng chính xác. Tuy nhiên, điểm mạnh nhất của cầu thủ này là khả năng tư duy chiến thuật vượt trội. Dù thuận chân phải, anh vẫn có thể thi đấu linh hoạt và hiệu quả ở cả hai cánh.

HLV Takayuki Yoshida của Vissel Kobe ngày càng tin tưởng sử dụng Hirose ở vai trò tiền vệ cánh, và điều đáng nói là anh luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhờ khả năng tung ra những đường chuyền dài chuẩn xác từ xa. Không chỉ giỏi tạt bóng từ biên, anh còn đặc biệt xuất sắc trong việc chuyền ngược sang phía đối diện cho đồng đội di chuyển không bóng, một kỹ năng mà rất ít cầu thủ tại J-League có thể sánh kịp.

Khi còn trẻ, Hirose từng bị xem là cầu thủ mỏng cơm, yếu về thể chất, nhưng qua quá trình thi đấu và rèn luyện ở nhiều CLB tại J1 và J2, cầu thủ sinh năm 1995 đã xây dựng được một nền tảng thể lực đáng nể. Đặc biệt, khả năng khóa chặt các tiền đạo biên có tốc độ và sức mạnh của đối thủ đã tiến bộ rõ rệt.

8. Yuta Nakayama (Machida Zelvia)

Yuta Nakayama, hậu vệ cánh J-League, là một trong số ít cầu thủ được HLV Moriyasu tin tưởng dù đang thi đấu trong nước, và khả năng phòng ngự của anh được đánh giá là thuộc hàng xuất sắc nhất Nhật Bản hiện tại.

Yuta Nakayama đang là hậu vệ không thể thay thế của Machida Zelvia.
Yuta Nakayama đang là hậu vệ không thể thay thế của Machida Zelvia. Ảnh: transfermakt

Tuy nhiên, điểm mạnh của Nakayama không chỉ dừng lại ở phòng ngự, mà còn đến từ khả năng triển khai bóng bằng chân trái và những pha dâng cao tấn công đúng thời điểm. Tại FC Machida Zelvia, CLB thường sử dụng sơ đồ ba trung vệ, anh đang được tin tưởng giao phó vai trò hậu vệ cánh trái.

Dù chủ yếu sử dụng chân trái trong các pha xử lý bóng, Nakayama luôn duy trì vị trí hợp lý, và với khả năng chuyền ngắn – dài linh hoạt, anh hiếm khi bị mắc kẹt khi đối mặt với sức ép từ đối thủ. Sự tự tin này đến từ kinh nghiệm từng thi đấu ở vị trí tiền vệ trong màu áo U-23 Nhật Bản tại Olympic Tokyo.

Anh cũng đóng vai trò quan trọng khi trở thành mục tiêu nhận bóng dài bên biên. Dù là trung vệ, Nakayama vẫn sở hữu khả năng tấn công tốt với những pha băng lên bất ngờ và dứt điểm bằng chân trái ở cự ly trung bình.

Từ bàn thắng trong lần trở lại J-League, Nakayama đã cho thấy khả năng không chiến cực tốt, đồng thời cũng là “cao thủ ẩn danh” trong những pha sút phạt trực tiếp. Anh từng bỏ lỡ kỳ World Cup tại Qatar vì chấn thương gân Achilles, và sau đó còn gặp thêm vấn đề với cả hai đầu gối. Hình ảnh một cầu thủ hay dính chấn thương vẫn còn hiện hữu, nhưng việc luôn trở lại với thể trạng sung mãn sau mỗi lần dưỡng thương là minh chứng rõ ràng cho cả thể lực lẫn ý chí thép của cầu thủ sinh năm 1997.

7. Suzuki Yuto (Shonan Bellmare)

Trong đội hình Shonan Bellmare, Suzuki Yuto có thể thi đấu linh hoạt ở nhiều vị trí như hậu vệ biên hoặc tiền vệ lệch phải trong sơ đồ 4 hậu vệ, hoặc trung vệ lệch phải trong sơ đồ 3 trung vệ.

Dù đã 31 tuổi, thể lực và sức mạnh trong các pha một đối một của Suzuki vẫn không hề suy giảm. Kết hợp cùng kinh nghiệm và tư duy trận đấu được tích lũy qua năm tháng, anh là nhân tố cực kỳ giá trị trong đội hình Shonan Bellmare, đội bóng vốn nổi tiếng với lối chơi giàu năng lượng ở cả tấn công lẫn phòng ngự.

Trong sơ đồ 3 trung vệ, vai trò của hậu vệ cánh và trung vệ lệch phải rất khác nhau. Ở vị trí chạy cánh, cầu thủ phải tham gia tấn công dâng cao, di chuyển vào vòng cấm và trực tiếp tham gia vào các tình huống kết thúc. Trong khi đó, nếu thi đấu ở trung vệ lệch phải, nhiệm vụ chuyển thành phòng ngự phản công, phát động bóng từ tuyến dưới và thực hiện những đường chuyền dài chính xác.

Dù chỉ mới bước sang mùa giải thứ hai tại CLB, Suzuki đã trở thành “người anh lớn” trong một tập thể trẻ trung, luôn đóng vai trò thủ lĩnh và chỗ dựa tinh thần cho các cầu thủ đàn em.

6. Taiga Hata (Shonan Bellmare)

Taiga Hata là một hậu vệ cánh trái sở hữu tốc độ bứt phá ấn tượng, hiện đang đảm nhiệm vai trò wing-back trái trong sơ đồ 3 trung vệ của Shonan Bellmare. Anh đặc biệt nguy hiểm với những đường tạt bóng bằng chân trái theo chiều dọc bám biên, đến mức người xem có thể quên mất rằng anh thuận chân phải.

Dù thường xuyên sử dụng chân trái để tấn công ở biên, Hata vẫn duy trì cảm giác bóng đặc trưng của một hậu vệ trái thuận chân phải. Khi Shonan dâng cao đội hình, anh có thể tạt bóng bằng chân phải từ các tình huống trả ngược hoặc cắt chéo vào trung lộ để dứt điểm. Ngoài ra, anh còn tận dụng tốc độ để băng cắt từ biên phải vào trung lộ, tạo ra những pha dứt điểm uy lực, luôn đặt hàng phòng ngự đối phương vào thế báo động.

Hình ảnh thường thấy ở Hata là sự bùng nổ tốc độ, nhưng gần đây, việc anh có thể điều tiết nhịp độ chơi bóng đã mang lại sự linh hoạt hơn cho lối chơi cá nhân. Về phòng ngự, Hata hoạt động trong hệ thống pressing tầm cao, nhưng khả năng bứt tốc khi bị phản công cho phép anh luôn kịp lùi về, không để đối phương dễ dàng tạt bóng hay đưa bóng áp sát khung thành.

Dù thường xuyên áp sát và tranh chấp trong sơ đồ 5 hậu vệ, Hata vẫn giữ được phong cách phòng ngự rất “sạch” – chưa từng bị truất quyền thi đấu và trung bình chỉ nhận một thẻ vàng mỗi mùa. Điều đó cho thấy khả năng chọn thời điểm và tốc độ đỉnh cao là vũ khí phòng ngự cực kỳ hiệu quả của anh.

5. Katsuya Nagato (Yokohama F. Marinos)

Katsuya Nagato là mẫu hậu vệ trái có thể tạo ra sự khác biệt từ hành lang cánh, nhờ nền tảng thể chất mạnh mẽ cùng với kỹ thuật chân trái chắc chắn. Trong màu áo Vegalta Sendai, anh từng đạt kỷ lục cá nhân với 10 pha kiến tạo tại J-League mùa giải 2019, chủ yếu đến từ những tình huống cố định hơn là các pha tạt bóng sống từ biên.

Chấn thương là rào cản của Katsuya Nagato tại Yokohama, Hậu vệ cánh J-League,
Chấn thương là rào cản của Katsuya Nagato tại Yokohama. Ảnh: Transfermarkt

Dù không thường xuyên tung ra nhiều quả tạt bóng, anh lại có khả năng hỗ trợ phòng ngự tốtgiúp đội nhà duy trì nhịp độ lên bóng từ tuyến dưới. Khi khoác áo Kashima Antlers giai đoạn 2020/21, anh chủ yếu bám biên và tham gia các pha chồng biên truyền thống, nhưng kể từ khi chuyển sang Yokohama F. Marinos năm 2022, anh lại thường di chuyển vào trong, phối hợp cùng các cầu thủ chạy cánh, qua đó đóng vai trò khởi phát trong các tình huống tấn công thay vì chỉ là người kiến tạo cuối cùng.

Khả năng chuyển trạng thái nhanh chính là điểm mạnh lớn nhất của Nagato. Ngay cả khi đang dâng cao hỗ trợ tấn công, anh vẫn có thể lập tức lùi về và bọc lót khu vực biên trái một cách hiệu quả trong các pha phản công của đối thủ.

Mặc dù là một hậu vệ trái đầy quyết liệt và sở hữu tiềm năng cao, Nagato lại thường xuyên gặp vấn đề với chấn thương, điều này khiến cầu thủ sinh năm 1995 khó duy trì phong độ ổn định và vị thế hàng đầu trong giới chuyên môn, dù năng lực thì không hề thua kém bất kỳ cầu thủ nào ở cùng vị trí trong nước.

4. Sota Miura (Kawasaki Frontale)

Sota Miura là một trong những tài năng trẻ sáng giá nhất của bóng đá Nhật Bản ở hành lang trái, được biết đến như một chuyên gia bám biên với những khả năng ấn tượng. Anh có sự tự tin tuyệt đối vào tốc độ nước rút của mình, và ngay cả trong đội hình của HLV Shigetoshi Hasebe, vốn nổi tiếng với tổ chức phòng ngự kỷ luật, Miura vẫn có thể chuyển trạng thái cực nhanh để xuyên phá hàng thủ đối phương từ cả ngoài biên lẫn trung lộ.

Không chỉ gây ấn tượng bằng khả năng cá nhân, Miura còn là mẫu cầu thủ biết kết hợp ăn ý với các vệ tinh cùng cánh. Cầu thủ này được so sánh với Alphonso Davies, ngôi sao của Bayern Munich, và khả năng len vào những khoảng trống mà đối phương không kịp phản ứng không chỉ đến từ tốc độ, mà còn từ nhãn quan chiến thuật sắc bén.

Sota Miura từng được triệu tập lên đội tuyển Nhật Bản ngay trước khi chuyển đến Ventforet Kofu, và nếu tiếp tục duy trì phong độ hiện tại tại Kawasaki Frontale, việc khoác lên mình màu áo quốc gia chỉ còn là vấn đề thời gian.

3. Kimito Nono (Kashima Antlers)

Kimito Nono được đánh giá là một trong những hậu vệ biên tiềm năng hàng đầu tại J-League, đủ khả năng cạnh tranh vị trí số 1 hoặc số 2 ở vị trí của mình. Anh sở hữu kỹ thuật cá nhân, cảm quan chơi bóng và thể lực ở mức rất cao.

Ngay trong mùa giải đầu tiên thi đấu chuyên nghiệp, Nono đã gây sốc khi ghi 9 bàn tại J-League và nhanh chóng lọt vào đội hình tiêu biểu của mùa. Đáng chú ý, phần lớn số bàn thắng của anh đến từ các pha băng cắt vào vòng cấm, đón đường chuyền cuối cùng từ đồng đội và dứt điểm chuẩn xác. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng thành tích ấn tượng ấy diễn ra dưới thời HLV Ranko Popovic, người cho phép các hậu vệ biên tự do dâng cao tấn công.

Từ khi HLV Tatsuya Oniki tiếp quản, hệ thống chiến thuật của đội có phần thay đổi: sự tham gia của hậu vệ biên vào khâu tấn công được kiểm soát nhiều hơn, và vì thế Nono không còn thường xuyên xuất hiện ở khu vực trước khung thành như mùa trước. Dù vậy, anh vẫn đóng vai trò then chốt ở hành lang phải trong khâu triển khai bóng và di chuyển dọc biên, phù hợp với vai trò hậu vệ hiện đại. Việc số bàn thắng giảm là điều dễ hiểu, nhưng Nono đang hướng đến mục tiêu gia tăng số đường kiến tạo.

Khả năng phòng ngự cá nhân của anh cũng đang tiến bộ rõ rệt, tuy nhiên điểm đáng lo nhất vẫn là vấn đề chấn thương. Sau chấn thương gặp phải trong trận đấu với Renofa Yamaguchi FC ở YBC Levain Cup, anh đã bỏ lỡ nhiều trận đấu tại J-League. Dù được kỳ vọng sẽ trở lại mạnh mẽ trong mùa giải này, nhưng năm thứ hai của anh không hề dễ dàng khi đối thủ đã bắt đầu có những phương án hóa giải rõ rệt hơn.

2. Asahi Sasaki (Kawasaki Frontale)

Trong hai mùa giải đầu tiên kể từ khi tốt nghiệp đại học và bước vào bóng đá chuyên nghiệp, Sasaki thường được sử dụng ở vị trí hậu vệ trái. Tuy nhiên, sự ra đi của Yamane Mirai, cùng với sự xuất hiện của Sota Miura (hậu vệ trái từng được triệu tập lên đội tuyển Nhật Bản)việc các trung vệ thường xuyên gặp chấn thương đã khiến giá trị “đa năng” của Sasaki ngày càng trở nên quan trọng, khi anh được bố trí ở nhiều vị trí khác nhau.

Asahi Sasaki, Hậu vệ cánh J-League, có đủ tiềm năng để phát triển thành một hậu vệ cánh hàng đầu.
Asahi Sasaki có đủ tiềm năng để phát triển thành một hậu vệ cánh hàng đầu. Ảnh: Xinghuanews

Về mặt phòng ngự, Sasaki ngày càng trưởng thành và ổn định hơn. Từng có thời điểm cầu thủ sinh năm 2000 mắc sai lầm ở những tình huống then chốt, nhưng giờ đây anh đã cải thiện đáng kể khả năng phòng ngự tay đôi và hoàn toàn đủ sức chơi ở vị trí trung vệ khi cần thiết.

Về tấn công, Sasaki là mẫu cầu thủ có thể tạo khác biệt bằng khả năng đi bóng và tạt bóng chính xác. Tuy nhiên, với việc Miura dâng cao và hoạt động mạnh mẽ ở biên trái, Sasaki thường lùi sâu hỗ trợ khâu triển khai bóng và đảm nhiệm vai trò cân bằng rủi ro nơi tuyến dưới bên cạnh các trung vệ.

Đội hình hiện tại của Kawasaki Frontale dưới thời HLV Shigetoshi Hasebe thường vận hành theo sơ đồ 4-2-3-1, nhưng Asahi Sasaki được đánh giá là có thể chơi tốt cả trong hệ thống ba hậu vệ lệch biên, nhờ vào sự linh hoạt và sự điềm tĩnh trong lối chơi.

1. Shuto Nakano (Sanfrecce Hiroshima)

Hậu vệ cánh J-League Shuto Nakano sở hữu nền tảng thể chất ấn tượng và là mẫu cầu thủ mạnh trong các tình huống đối đầu trực tiếp. Tại Sanfrecce Hiroshima, anh chủ yếu thi đấu ở vị trí chạy cánh phải, nhưng khi các trụ cột nơi hàng thủ ba người gặp vấn đề, Nakano hoàn toàn có thể đảm nhận vai trò thay thế mà không làm giảm chất lượng đội hình.

Điểm mạnh khác không thể không nhắc đến là khả năng di chuyển toàn diện. Ngay cả khi đội hình chủ yếu phòng ngự theo kèm người, nếu cầu thủ chạy cánh rơi vào tình huống bị uy hiếp trước khung thành, Nakano có thể lập tức lùi về vòng cấm, hỗ trợ tạo khối phòng ngự hoặc phá bóng giải nguy.

Ở mặt trận tấn công, khả năng bật nhảy và dâng cao mạnh mẽ là vũ khí đặc trưng của hậu vệ 25 tuổi. Những quả tạt tốc độ cao của Nakano thường tạo ra các cơ hội rõ rệt, và anh cũng có xu hướng di chuyển chéo để băng cắt dứt điểm ngay trước khung thành, rất phù hợp để phối hợp với các đồng đội tạt bóng từ cánh đối diện.

Nakano là mẫu cầu thủ có nền tảng thể lực ấn tượng, thậm chí cường độ hoạt động của anh gần như không giảm sút ngay cả ở cuối trận. Dù khả năng kiểm soát nhịp độ và tư duy chiến thuật trong trận đấu vẫn cần cải thiện, nhưng ở khía cạnh thể chất và chiến đấu, Nakano đã vượt qua tiêu chuẩn trung bình của các hậu vệ cánh J-League hiện tại.