5 Hảo Thủ Mất Dần Phong Độ Tại J-League

5 cầu thủ xuống Phong Độ Tại J-League

Giải đấu J-League là giải đấu lớn hàng đầu châu Á, được coi là cái nôi đào tạo nên nhiều cầu thủ với sở trường, tài năng đi đôi với kinh nghiệm thực chiến đẳng cấp châu lục.

Trong bối cảnh J-League 2024 trở nên khắc nghiệt hơn bao giờ hết, các ngôi sao một thời khi quay trở lại đã gây thất vọng khá nhiều. Liệu còn có cơ hội nào để họ vực dậy và lấy lại phong độ đã mất?

1. Shibasaki Gaku (Kashima Antlers)

Cái tên đầu tiên được nhắc đến là Shibasaki Gaku. Vào năm 2009, anh là tài năng trẻ chơi cho Đội tuyển U17 Nhật Bản trong quy chế FIFA U-17 World Cup.

Đại diện đến từ Nhật Bản tỏa sáng tại FIFA World Cup 2018, Shibasaki Gaku đá chính tất cả các trận đấu và đóng vai trò là “nhân tố không thể thiếu” của đội bóng.

Với sở trường chuyền bóng đường dài, anh đã có công lớn khi kiến tạo lập bàn bàn thắng gỡ hòa trước Senegal, tiếp tục góp công cho Genki Haraguchi mở tỷ số vào lưới Bỉ. Sức mạnh của anh phải khiến cho hàng thủ đối phương không phút giây nào được nghỉ ngơi.

Shibasaki Gaku từng mang băng đội trưởng của Nhật Bản
Shibasaki Gaku từng mang băng đội trưởng của Nhật Bản. Nguồn: Transfermarkt

Tại J-League, cầu thủ sinh năm 1992 được trao áo số 10 và vốn được bổ nhiệm làm đội trưởng, tuy nhiên anh đã phải ngồi băng ghế dự bị vì lý do chấn thương. Cho đến nay, tình hình thể trạng của anh vẫn khá bất ổn trong khi đội bóng đang rất cần một người có thể tạo ra sự khác biệt ở hàng tiền vệ, và những fan hâm mộ đang trở nên lo lắng và có chút thất vọng với sự vắng mặt kéo dài của anh. 

2. Nakajima Shoya (Urawa Red Diamonds)

Nakajima Shoya bắt đầu sự nghiệp khi được triệu tập vào đội tuyển quốc gia dưới 17 tuổi Nhật Bản tham dự Cúp Bóng Đá Slovakia. Một tháng sau đó, tài năng trẻ tiếp tục đến Mexico thi đấu tại Giải vô địch bóng đá U17 thế giới 2011.

Từng là con át chủ bài của Moriyasu, và đã từng có thời điểm cầu thủ 29 tuổi có giá trị thị trường còn cao hơn cả Kubo Takefusa và Kaoru Mitoma nhưng khi trở lại J-League, ngôi sao sinh năm 1994 không đáp lại được sự kỳ vọng.

Nakajima Shoya từng có giai đoạn khoác áo Porto
Nakajima Shoya từng có giai đoạn khoác áo Porto. Nguồn: Transfermarkt

Bắt đầu mùa giải mới là J-league năm nay, anh được trao cơ hội khi vào sân thay người ở 6 trong 7 vòng đấu J-League 2024, đồng thời có một pha kiến ​​tạo trong trận đấu với Sagan Tosu.

Nhiều người hâm mộ vẫn còn nhớ rõ về khả năng “rê bóng sắc bén” từng là một thời đỉnh cao của Nakajima Shoya và hy vọng anh sẽ tái hiện chúng tại đấu trường J-League lần này mặc dù phong độ đã có sự giảm sút.

3. Abe Hiroki (Urawa Red Diamonds)

Có lẽ không ai có thể phủ nhận về khả năng gây áp lực lớn đối với hàng phòng vệ của đối thủ của Nakajima Shoya.

Trong quá khứ, Abe Hiroki xuất sắc dành được danh hiệu là Tân binh xuất sắc nhất năm của J-League 2018. Cùng với 2 danh hiệu cùng với CLB là Siêu cúp Nhật Bản 2017 và AFC Champions League 2018.

Abe Hiroki đã từng là tiền đạo FC Barcelona B, anh là 1 trong 5 cầu thủ xuống Phong Độ Tại J-League
Abe Hiroki đã từng là tiền đạo FC Barcelona B. Nguồn: Transfermarkt

Cầu thủ 25 tuổi bị chấn thương khi liên tục khi chơi cho CLB Barcelona B, nhưng ngay cả sau khi gia nhập CLB Urawa Red Diamonds, lối chơi tấn công nhanh tiếp tục khiến anh bị chấn thương, trực tiếp làm anh mất dần đi phong độ.

Điều này không chỉ là một nốt trầm trong sự nghiệp của Abe Hiroki mà còn là một sự mất mát lớn đối với đội bóng và người hâm mộ. Tuy nhiên, anh chỉ mới 25 tuổi, với sự kiên nhẫn và nỗ lực, hy vọng Abe Hiroki có thể phục hồi và trở lại với sân cỏ mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

4. Meshino Ryotaro (Gamba Osaka)

Meshino Ryotaro được kỳ vọng rất cao rằng sẽ trở thành một tài năng mang lại nhiều tiếng vang cho “xứ sở mặt trời mọc” khi anh được Manchester City chiêu mộ. Nhưng đáng tiếc, cầu thủ 1998 đã không tạo được ấn tượng thật sự mạnh mẽ và phải quay trở lại thi đấu tại quê nhà Nhật Bản.

1 trong 5 cầu thủ xuống Phong Độ Tại J-League, Meshino Ryotaro
Meshino Ryotaro – người từng được Manchester City chiêu mộ. Nguồn: Transfermarkt

Tuy nhiên, dù đã hơn một năm rưỡi kể từ khi trở lại J-League, sự nghiệp của anh vẫn chưa mấy thuận lợi do dính chấn thương căng cơ và phải ngồi băng ghế dự bị, đồng thời đang mất dần niềm tin trong mắt huấn luyện viên.

5. Sai Van Wermeskerken (Kawasaki Frontale)

Sai van Wermeskerken là thành viên của đội bóng trẻ ở Kofu tại Hà Lan và có một sự nghiệp được cho là rất tiềm năng, tích lũy kinh nghiệm tại các sân chơi lớn trước khi được Kawasaki Frontale chiêu mộ vào tháng 1 năm nay.

Anh nhanh chóng có được lượng fan hâm mộ nhờ gương mặt điển trai và khả năng ngoại ngữ xuất sắc nhưng vẫn chưa thể hiện được tiềm năng thực sự của mình trên sân cỏ. Đây được xem là lỗ hổng lớn cần phải bù đắp nếu muốn lọt vào suất đá chính.

Cầu thủ mang 2 quốc tịch Hà Lan và Nhật Bản Sai van Wermeskerken, anh là 1 trong 5 cầu thủ xuống Phong Độ Tại J-League
Cầu thủ mang 2 quốc tịch Hà Lan và Nhật Bản Sai van Wermeskerken. Nguồn: Transfermarkt

Đến với mùa giải hiện tại, cầu thủ này vẫn đang ở trên ghế dự bị, dù không có bất kỳ chấn thương nào, đây là được xem là 1 điều khá đáng tiếc khi anh không được ra sân đá chính.