J-League 2024 đã đi qua 22 vòng đấu căng thẳng, các câu lạc bộ cũng dần định vị được vị thế của mình trên bảng xếp hạng. Ở tốp đầu, các đội bóng vẫn đang cạnh tranh rất quyết liệt trong cuộc đua vô địch, giành lấy từng điểm quý giá.
Dưới đây là 5 câu lạc bộ được đánh giá là các ứng cử viên sáng giá nhất cho chức vô địch J-League 2024.
5 CLB Mạnh Nhất J-League 2024 Sau Vòng 22
1. Kashima Antlers
Đã 8 năm kể từ khi giành chức vô địch vào năm 2016, Kashima Antlers hiện có thể chạm tới danh hiệu vô địch J-League 2024 khi liên tục nằm trong top đầu. Dù cho sự mệt mỏi phần nào đã bộc lộ khá rõ ràng, nhưng họ đã chiến đấu vượt qua nửa đầu mùa giải khá xuất sắc.
Trong nửa đầu của mùa giải, Kashima Antlers thật sự đáng sợ khi nắm trong tay Suzuki Yuma, một tiền đạo có khả năng giữ bóng và tiếp cận khung thành bằng những đợt tấn công nhanh chóng. Kashima Antlers cũng có lối chơi cơ động hơn, nhờ cặp đôi tiền vệ phòng ngự Chinen Kei và Sano Kaishu.
Tuy nhiên, dù có sức tấn công mạnh mẽ nhưng sự yếu kém trong phòng ngự của Kashima Antlers vẫn chưa được giải quyết. Do đó, điều cần thiết để giành lại danh hiệu vô địch sau thời gian dài chờ đợi đó là cải thiện các tình huống phòng ngự.
Vấn đề này đã được thể hiện rõ nhất trong trận đấu với Tokyo Verdy ở vòng 13. Dù dẫn trước 3-0 nhưng Kashima Antlers đã bị gỡ hòa và mất điểm đáng tiếc. Đây là vấn đề tồn tại từ lâu nhưng nhờ khả năng bao phủ rộng rãi của Chinen và Sano, vấn đề này phần nào đã được xử lý. Tuy nhiên, việc phụ thuộc hoàn toàn vào cá nhân không phải là giải pháp lâu dài, nếu không nhanh chóng giải quyết thì thủng lưới là hoàn toàn không thể tránh khỏi.
Nói cách khác, nâng cao khả năng phòng ngự để bảo toàn lợi thế đã dành được có thể là điều cần thiết để Kashima Antlers giành lấy danh hiệu J-League năm nay.
2. Gamba Osaka
Gamba Osaka, đội bóng đã gặp khó khăn trong mùa giải trước, mùa này đã vươn lên vị trí thứ 3 nhờ vào sự chắc chắn trong phòng ngự, phản công và lối chơi tập trung vào việc giữ bóng.
Điểm mấu chốt để Gamba giành chức vô địch có lẽ nằm ở khả năng ghi bàn. Cốt lõi của các đợt tấn công của Gamba Osaka là sử dụng tốc độ của tam tấu Usami Takashi, Welton và Ryoya Yamashita.
Cùng với sự ổn định trong phòng ngự dưới sự dẫn dắt của Nakatani Shinnosuke, số bàn thua của họ đã giảm mạnh mùa này. Họ chỉ để thủng lưới 17 bàn, ít nhất trong J-League 1 tính đến thời điểm hiện tại. Với phong độ cực kỳ ổn định với chuỗi 8 bất bại, thậm chí đã giành được 5 chiến thắng liên tiếp, không còn nghi ngờ gì về việc đội bóng này đã trở thành một tập thể không có lỗ hổng ở cả khâu tấn công lẫn phòng ngự. Tuy nhiên, cũng có một vài trận đấu họ đã để vuột mất chiến thắng vì không thể ghi được bàn quyết định.
Để triển khai tấn công, các hậu vệ biên và các tiền vệ cánh mở rộng không gian hoặc ngăn chặn hàng phòng ngự đối phương, từ đó tạo ra sân chơi cho các cầu thủ tuyến giữa. Từ đây, bóng sẽ được luân chuyển qua các cầu thủ như Usami, Yamada Kota, và Sakamoto Isa, những người biết cách tìm kiếm khoảng trống để dứt điểm. Thậm chí, tài năng của HLV Dani Poyatos còn có thể thay đổi vị trí dựa trên đối thủ, làm cho việc đối phó với họ trở nên rất khó khăn hơn rất nhiều.
Cá nhân Usami, người đã trở lại với vai trò cầu thủ chủ chốt, đã ghi được 8 bàn và có 2 kiến tạo cho đến nay. Làm thế nào để tận dụng sự trở lại của Usami, để anh ấy có thể chiến đấu trong vòng cấm hoặc đảm nhận vị trí mũi nhọn tấn công, sẽ là điều cần thiết để Gamba Osaka giành lấy danh hiệu.
3. Sanfrecce Hiroshima
Dưới sự dẫn dắt của HLV Michael Skibbe, Sanfrecce Hiroshima đã có 2 mùa giải liên tiếp kết thúc ở vị trí thứ 3. Cùng với sân vận động mới, Edion Peace Wing Hiroshima, họ tràn đầy động lự để hướng tới mục tiêu giành chức vô địch mùa này.
Mặc dù có nhiều trận hòa và không thể giành chiến thắng trọn vẹn ở nửa đầu mùa giải, tuy nhiên, vấn đề hiệu quả ghi bàn của mùa trước đã được cải thiện, họ đã ghi được 38 bàn thắng và 24 bàn thua tính đến nay.
Mùa này, Hiroshima đã có sự tiến bộ đáng kể trong việc áp dụng chiến thuật pressing tầm cao, cũng như khả năng kiểm soát bóng. Độ hoàn thiện của đội bóng khi thi đấu với đội hình đầy đủ có thể nói là đẳng cấp hàng đầu trong J-League 2024.
Ở nửa đầu mùa giải khi nhiều trụ cột gặp chấn thương, sự chênh lệch giữa đội hình chính và đội dự bị đã được thể hiện rõ rệt. Dù không ai nghi ngờ về những gì HLV Skibbe và Sanfrecce Hiroshima đã đạt được, tuy nhiên, sự ra đi của Takumu Kawamura và Gakuto Notsuda đã khiến đội bóng thiếu vắng tiền vệ trung tâm chủ lực.
Là đội bóng có cấu trúc vững chắc nhất ở J-League 2024, Hiroshima còn là một câu lạc bộ ưu tiên phát triển cầu thủ, và trong quá khứ, họ đã nhiều lần chứng kiến sự trưởng thành và phát triển của những “cây nhà lá vườn”. Như vậy, ai sẽ là người lấp đầy khoảng trống ở vị trí tiền vệ trung tâm do sự ra đi của Kawamura và Notsuda, hay họ sẽ tìm kiếm một tiền vệ trung tâm mới trong kỳ chuyển nhượng mùa hè?
Để Hiroshima có thể chào đón những khoảnh khắc vinh quang cùng với sân vận động mới, điều cần thiết là nâng cao chất lượng đội dự bị.
4. Machida Zelvia
Phong độ thi đấu của FC Machida Zelvia không giống như một đội bóng mới thử sức lần đầu tại J-League 1. Họ đã trở thành nhà vô địch nửa đầu mùa giải với sức mạnh tuyệt đối trong việc giành chiến thắng.
Dấu ấn chiến thuật của HLV Kuroda, đặc trưng với phong cách xây dựng đội bóng từ hàng phòng ngự và tiếp cận khung thành bằng những pha phản công nhanh, đã giúp Machida Zelvia gây ra khó khăn cho các đội bóng mạnh J-League và đó là lý do họ đứng đầu bảng xếp hạng sau vòng 22.
Tuy nhiên, trận thua trước Sanfrecce Hiroshima và Vissel Kobe cho thấy họ vẫn có thể bị tổn thương bởi những đội bóng tất công trực diện và có sức mạnh nhân sự. Trong các trận đấu với Albirex Niigata và Avispa Fukuoka, họ đã không thể tránh khỏi sự bế tắc trong tấn công. Rõ ràng, đây là những vấn đề họ cần giải quyết.
Điều FC Machida cần để giành chức vô địch là cải thiện cách chơi khi bị buộc phải cầm bóng. Như trong trận đấu với Yokohama F. Marinos ở vòng 18, nếu họ có thể kết hợp tấn công bằng các đường chuyền chéo và sau lưng đối thủ khi bị pressing, họ sẽ có thể tiến công một cách cẩn thận hơn và giành thế chủ động điều khiển trận đấu.
Sau khi Machida dẫn đầu BXH sau nửa đầu mùa giải, tất cả các đội bóng còn lại để nghiên cứu kĩ lối chơi và tìm cách phá giải, đó cũng là lý do các trận đấu gần đây, Machida gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, cải thiện cách chơi khi bị buộc phải cầm bóng sẽ là yếu tố quyết định để Machida giành được danh hiệu.
5. Vissel Kobe
Trước nhiều thế lực cực kỳ mạnh trong mùa này, đương kim vô địch J-League 2023 Vissel Kobe đã tập luyện và chiến đấu vượt qua nửa đầu mùa giải và giành được vị trí thứ 4 tính đến thời điểm hiện tại.
Chiến thuật của Vissel Kobe đó là sử dụng các đường chuyền xuyên tuyến từ Hashimoto đến Osako trong sơ đồ 3 hậu vệ khi tấn công, kết hợp với các pha chuyển đổi và phản công nhanh để áp đảo đối thủ.
Trong phòng ngự, Vissel Kobe có khả năng chặn đứng đối phương, và chỉ để thủng lưới 17 bàn cho đến nay. Có thể nói rằng, khối phòng ngự của Vissel Kobe là một trong những điểm mạnh nhất của họ cho đến thời điểm này.
Để giành chức vô địch, nền tảng thể lực sẽ là điểm mấu chốt mà Vissel Kobe cần lưu ý. Do sử dụng nhiều đường chuyền dài tới Osako hoặc các đường chuyền ra sau lưng đối thủ, các cầu thủ thường xuyên phải chuyển đổi trạng thái và tăng số lần chạy nước rút.
Do đó, Vissel Kobe cần biết khi nào nên nghỉ ngơi và khi nào nên dốc toàn lực. Đây sẽ là điểm quan trọng để duy trì cường độ thi đấu trong suốt mùa giải.