6 Cầu Thủ Có Sự Nghiệp Huy Hoàng Sau Khi Rời J-League

6 Cầu Thủ Có Sự Nghiệp Huy Hoàng Sau Khi Rời J-League

J-League không chỉ là bệ phóng cho những cầu thủ Nhật Bản, mà còn với những cầu thủ có quốc tịch khác. Có rất nhiều cầu thủ cập bến các đội bóng J-League trong giai đoạn đầu của sự nghiệp, thi đấu xuất sắc và sau đó chuyển sang một đội bóng khác lớn hơn. Cũng có những cá nhân khác có hành trình không mấy thành công trên đất Nhật Bản, nhưng lại tỏa sáng sau khi rời đi.

Ở bài viết này, hãy cùng Bóng Đá Châu Á điểm qua 6 cầu thủ nổi tiếng có sự nghiệp lẫy lừng sau khi rời J-League.

6 Cầu Thủ Thành Công Sau Khi Rời J-League

1. Park Ji-sung (Kyoto Sanga)

Là một trong những cầu thủ thành công nhất của bóng đá Hàn Quốc và là ngôi sao một thời của Manchester United, sự nghiệp của Park Ji-sung gây bất ngờ cho nhiều người khi anh không khoác áo bất kì câu lạc bộ nào tại K-League.

Park Ji-sung khởi đầu sự nghiệp lẫy lừng của mình tại J-League.
Park Ji-sung khởi đầu sự nghiệp lẫy lừng của mình tại J-League. Ảnh: Footballchannel

Vào năm 2001, cầu thủ này chuyển sang Nhật Bản thi đấu cho Kyoto Sanga. Ở mùa giải đầu tiên, ngôi sao sinh năm 1981 chỉ ra sân 13 trận. Tuy nhiên, sang mùa giải sau khi Kyoto xuống hạng, Park Ji-sung ra sân 38 trận và bắt đầu thể hiện được vai trò của mình ở đội bóng này.

Kể từ đó, tên tuổi của Park Ji-sung bắt đầu lan rộng sang châu Âu. Huyền thoại của Hàn Quốc chuyển sang thi đấu cho PSV vào năm 2003, sau đó gia nhập Manchester United và trở thành một phần quan trọng của đội bóng này trong giai đoạn hoàng kim vào những năm 2010.

Park Ji-sung được biết đến như “người không phổi” của bóng đá thế giới, cầu thủ này có thể lực và sự bền bỉ ít ai so bì được. Park cũng là một trong những cầu thủ vĩ đại nhất của bóng đá Hàn Quốc.

2. Márcio Amoroso (Tokyo Verdy)

Trước khi được biết đến với tư cách là vua phá lưới của Bundesliga và Serie A, cầu thủ người Brazil Márcio Amoroso từng có thời gian thử sức ở các trận đấu tại J-League.

Amoroso cập bến J-League vào năm 1992 lần đầu tiên và gia nhập Tokyo Verdy, trong chính sách thu hút và mời gọi những tài năng trên khắp thế giới của đội bóng này. Tuy vậy, vì giới hạn số lượng cầu thủ ngoại quốc, Amoroso không có cơ hội để được ra sân, sau đó rời Nhật Bản vào năm 1993.

Sua khi trở về Brazil, cầu thủ này ngay lập tức toả sáng rực rỡ và trở thành vua phá lưới. Ngay sau đó, cầu thủ này gia nhập Udinese vào năm 1996. Ở mùa giải 1998/99, Amoroso trở thành vua phá lưới của Serie A với 22 bàn thắng và 7 kiến tạo sau 33 trận đấu.

Năm 2001/02, Amoroso chuyển snag Dormund và một lần nữa khiến thế giới phải nhớ đến tên minh khi ghi đến 18 bàn thắng ở năm đầu tiên và một lần nữa nâng cao danh hiệu vua phá lưới. Dù không có cơ hội thể hiện ở đất Nhật Bản, nhưng Amoroso đã toả sáng rực rỡ ở những đấu trường đẳng cấp hơn, thể hiện tài năng hiếm có của mình.

3. Hulk (Kawasaki Fronatle, Sapporo, Tokyo Verydy)

Tiền đạo từng làm mưa làm gió ở bóng đá châu Âu một thời, Hulk, từng có quãng thời gian không mấy thành công ở các đội bóng tại J-League.

Hulk từng có quãng thời gian không mấy tốt đẹp tại J-League.
Hulk từng có quãng thời gian không mấy tốt đẹp tại J-League. Ảnh: Footballchannel

CLB đầu tiên mà Hulk thi đấu ở Nhật Bản là Kawasaki Frontale. Gia nhập đội bóng này vào năm 2005, Hulk không có nhiều đất diễn bởi số lượng cầu thủ trên hàng công quá chật chội. Hulk rời đi chỉ một năm sau đó và thể hiện vai trò của mình với 25 bàn thắng cho Sapporo ở J-League 2. Ở mùa giải 2007, Hulk bùng nổ hơn nữa với 37 bàn thắng cho Tokyo Verdy.

Khẳng định được đẳng cấp ở Nhật Bản, cầu thủ này sau đó chuyển sang chơi cho Porto từng bước khẳng định mình như là một trong những tên tuổi hàng đầu của bóng đá thế giới. Ở mùa giải 2010/11, Hulk một lần nữa trở thành vua phá lưới với 23 bàn thắng và 16 kiến tạo sau 26 trận đấu cho Porto.

4. Alex Santana (Shonan Bellmare, Albirex Niigata)

Alex Santana đến với J-League với tư cách là cầu thủ cho mượn từ CLB của Brazil, Comerciau. Gia nhập Shonan Bellmare, Alex có 12 trận đấu trong 6 tháng và được nhiều cổ động viên yêu quý.

Sau đó, thủ môn sinh năm 1989 quay trở về Braizl và gia nhập Figueirense vào năm 2015. Vươn mình trở thành một trong những thủ môn hay nhất giải VĐQG Brazil, Alex Santana sau đó gia nhập CLB danh tiếng Flamengo.

Năm 2017, những sai lầm liên tiếp trong khung gỗ đã khiến cho Alex bị bật bãi khỏi đội bóng, sau đó chuyển đến Albirex Niigata vào năm 2018 ở giải J-League 2. Cầu thủ này thi đấu tròn vai ở đội bóng mới và rời đi sau một mùa giải.

5. Seydou Doumbia (Kashiwa Reysol)

Seydou Doumbia, cựu cầu thủ người Bờ Biển Ngà, đã trải qua một sự nghiệp bóng đá ấn tượng kéo dài qua nhiều quốc gia và giải đấu, bắt đầu từ Nhật Bản. Anh gia nhập Kashiwa Reysol vào năm 2006 sau khi trở thành vua phá lưới giải đấu quốc nội Bờ Biển Ngà khi mới 18 tuổi. Khả năng tiềm năng của một tiền đạo xuất chúng đã nhanh chóng được thể hiện và Doumbia nhanh chóng gây dấu ấn tại Nhật Bản.

Năm 2007, Doumbia ghi ba bàn thắng tại giải đấu cho Kashiwa Reysol trước khi chuyển đến Tokushima Vortis vào năm 2008, nơi anh tỏa sáng hơn với 7 bàn thắng trong một mùa giải. Những màn trình diễn ấn tượng này đã thu hút sự chú ý của đội tuyển quốc gia, và cùng năm đó, anh đã có trận ra mắt cho đội tuyển Bờ Biển Ngà. Thời gian thi đấu tại Nhật Bản giúp Doumbia phát triển thành một tiền đạo tiềm năng, thể hiện bản năng săn bàn thiên bẩm của mình.

Kết thúc mùa giải 2008, Doumbia rời Nhật Bản để gia nhập câu lạc bộ Thụy Sĩ BSC Young Boys. Thời gian ở Thụy Sĩ của cầu thủ sinh năm 1987 thực sự ấn tượng khi trở thành vua phá lưới trong hai mùa giải liên tiếp. Ở mùa giải 2009/10, Doumbia ghi được 30 bàn thắng, khẳng định anh là một trong những tiền đạo nguy hiểm nhất châu Âu lúc bấy giờ.

Vào mùa đông năm 2010, Doumbia thực hiện một bước tiến lớn trong sự nghiệp khi gia nhập đội bóng Nga CSKA Moscow, nơi anh trở thành đồng đội với tuyển thủ Nhật Bản Keisuke Honda. Khả năng ghi bàn của Doumbia vẫn không hề suy giảm khi chuyển đến Nga. Trong mùa giải 2011/12, anh ghi được 28 bàn thắng, lập kỷ lục ghi bàn nhiều nhất trong một mùa giải tại giải Ngoại hạng Nga – một kỷ lục vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.

Sau những thành công vượt trội tại CSKA Moscow, Doumbia chuyển đến AS Roma vào mùa giải 2014/15, bước chân vào một trong những giải đấu hàng đầu châu Âu. Tuy nhiên, thời gian ở Ý của anh không mấy suôn sẻ, khi anh gặp khó khăn trong việc thích nghi và để lại dấu ấn, chỉ ra sân 13 trận tại Serie A.

Sau thời gian thi đấu tại Serie A, Doumbia trở lại CSKA Moscow một mùa giải trước khi chuyển đến giải Ngoại hạng Anh với Newcastle United. Dù thời gian thi đấu tại Anh khá ngắn, nhưng đó cũng là giai đoạn chuyển mình khi tiền đạo người Bờ Biển Ngà tìm cách lấy lại phong độ.

Từ mùa giải 2016/17, Doumbia di chuyển giữa các giải đấu châu Âu khác nhau, thi đấu cho các câu lạc bộ như FC Basel (Thụy Sĩ), Sporting CP (Bồ Đào Nha) và Girona FC (Tây Ban Nha).

6. Djalminha (Shimizu S-Pulse)

Djalminha bắt đầu sự nghiệp của mình trong hệ thống đào tạo trẻ của Santos FC và Flamengo, nhanh chóng nổi lên như một tài năng đầy triển vọng. Anh ra mắt đội một Flamengo với nhiều kỳ vọng, khi nhiều người cho rằng anh sẽ kế thừa danh tiếng của huyền thoại Zico tại câu lạc bộ. Tuy nhiên, hành trình của Djalminha đã đưa anh qua nhiều câu lạc bộ và giải đấu khác nhau, để lại dấu ấn sâu sắc ở mỗi nơi anh đi qua.

Sau thời gian thi đấu cho Flamengo, Djalminha chuyển đến Guarani trước khi gia nhập Shimizu S-Pulse của Nhật Bản vào năm 1994. Dù chỉ ra sân 11 trận ở giải quốc nội, Djalminha vẫn kịp ghi 4 bàn thắng.

Năm 1996, sự nghiệp của Djalminha có bước tiến đáng kể khi anh trở lại Brazil và gia nhập Palmeiras, một trong những câu lạc bộ hàng đầu của đất nước. Palmeiras, với những cầu thủ tài năng như Rivaldo và Cafu, đã thống trị giải quốc nội năm đó, và Jaumiña là nhân tố chủ chốt giúp đội bóng giành chức vô địch. Phong độ xuất sắc của cầu thủ sinh năm 1970 đã giúp anh được bầu chọn là cầu thủ xuất sắc nhất giải đấu Brazil bởi tạp chí danh tiếng Placar.

Cũng trong năm đó, Djalminha có màn ra mắt cho đội tuyển quốc gia Brazil, đánh dấu cột mốc quan trọng trong sự nghiệp. Ở mùa giải 1997/98, anh tiếp tục có bước tiến lớn khi chuyển sang thi đấu cho Deportivo La Coruña của Tây Ban Nha.

Thời gian của Djalminha tại Deportivo thực sự là huyền thoại. Trong 5 năm khoác áo câu lạc bộ, anh ghi được 38 bàn thắng và có 8 pha kiến tạo sau 137 lần ra sân. Với vai trò là nhạc trưởng trên sân, Djalminha trở thành trái tim của thời kỳ hoàng kim của Deportivo, đóng góp cả về mặt sáng tạo lẫn tấn công. Khả năng đọc trận đấu và kỹ thuật tuyệt vời của anh đã giúp anh trở thành cầu thủ được yêu mến và là trụ cột của một trong những giai đoạn thành công nhất trong lịch sử câu lạc bộ.