6 Cầu Thủ J-League 2 Đủ Khả Năng Thi Đấu Tại J-League 1

giải đấu J-League có thứ hạng cao nhất Nhật Bản, các CLB thi đấu tại đây luôn có tham vọng và tiềm lực tài chính mạnh mẽ, cho phép họ tìm kiếm và chiêu mộ các ngôi sao trên khắp thế giới. Dù vậy, vẫn có nhiều trường hợp cầu thủ thi đấu ở J-League 2, nhưng vẫn tỏa sáng và đạt được nhiều thành công sau khi chuyển lên các đội bóng tại J-League 1, tiêu biểu chính là trường hợp của các cầu thủ thuộc CLB Machida Zelvia.

Hãy cùng Bóng Đá Châu Á điểm qua danh sách 6 cầu thủ có phong độ cao ở J-League, hoàn toàn đủ khả năng thi đấu tại J-League 1.

6 Cầu Thủ J-League 2 Có Phong Độ Cao, Đủ Khả Năng Thi Đấu Tại J-League 1

1. Rafael Costa (Trung Vệ/Tochigi SC)

Hậu vệ Rafael của Tochigi SC là một trong những cầu thủ được đánh giá cao nhất mùa giải năm nay.

Rafael Costa hoàn toàn đủ khả năng thi đấu tại J-League 1.
Rafael Costa hoàn toàn đủ khả năng thi đấu tại J-League 1. Ảnh: gettyimages

Hậu vệ 24 tuổi người Brazil chuyển từ quê nhà Annapolis đến Nhật Bản trong kỳ chuyển nhượng mùa hè năm ngoái. Đây là lần đầu tiên anh thử thách bản thân ở nước ngoài.

Điểm nổi bật của Rafael chính là thể chất tuyệt vời với chiều cao 1m89. Anh không cho đối thủ có cơ hội chơi bóng nhờ vào lối chơ mạnh mẽ, không ngại va chạm. Bên cạnh đó, cầu thủ này còn thể hiện sự vượt trội với những tình huống không chiến, với tỷ lệ thắng trong các pha tranh chấp bóng bổng mùa này đạt 60,4%.

Với 32 lần ra sân cho Tochigi SC, Rafael không chỉ là trụ cột trong đội hình, giúp cho hàng thủ của đội bóng thêm vững chắc, mà còn thể hiện khả năng chuyền bóng xuất sắc của mình.

Sự kết hợp giữa sức mạnh, chiều cao và kỹ thuật, cùng với tuổi trẻ, khiến Rafael trở thành một cái tên nổi bật ở cả tấn công lẫn phòng ngự. Với sự hiện diện mạnh mẽ ở cả hai đầu sân, Rafael có tiềm năng lớn để thi đấu thành công ở J-League 1. Anh còn có cơ hội phát triển để trở thành một hậu vệ toàn diện hơn trong tương lai.

Chúng ta vẫn chưa biết Rafael sẽ khoác áo đội bóng nào ở mùa giải tới, nhưng chắc chắn rằng màn trình diễn của anh sẽ rất đáng chú ý. Với khả năng tiến bộ không ngừng, Rafael có thể là một nhân tố đáng gờm tại J-League trong những năm tới.

2. Kaique (Trung Vệ/Tokushima Vortis)

Tokushima Vortis, sau khởi đầu mùa giải khó khăn và bị coi là ứng viên hàng đầu cho suất xuống hạng, đã có màn lội ngược dòng ngoạn mục ở giai đoạn hai và kết thúc ở vị trí thứ tám. Trong thành công này, hậu vệ Kaike là một trong những nhân tố quan trọng giúp đội bóng trụ lại ở J2.

Hậu vệ người Brazil 23 tuổi này gia nhập V. Farren Nagasaki vào năm 2022. Mùa trước, anh chuyển đến Omiya Ardija và mùa này, Kaike chơi cho Tokushima theo dạng cho mượn. Mặc dù không được ra sân thường xuyên ở những mùa trước, nhưng trong mùa giải này, anh đã có tới 31 lần ra sân tại J-League 2 và trở thành trụ cột nơi hàng thủ của đội bóng.

Điểm mạnh nhất của Kaike chính là chiều cao vượt trội và sải chân dài. Với chiều cao 1m90, anh là một trong những hậu vệ cao lớn nhất tại J-League. Khả năng chống bóng bổng của Kaike là cực kỳ ấn tượng, cầu thủ sinh năm 2001 dễ dàng hóa giải những đường chuyền của đối thủ nhờ vào chiều cao của mình.

Với thể chất vượt trội và lối chơi mạnh mẽ, không ngạc nhiên khi các CLb tại J-League 1 đang chú ý đến cầu thủ sinh năm 2001. Những đội bóng này muốn tận dụng sự hiện diện của anh để củng cố tuyến phòng ngự. Hiện tại, số lượng hậu vệ có chiều cao và sức mạnh như Kaike tại J1 là rất hiếm.

3. Matheus Jesus (Tiền Vệ/V-V. Nagasaki)

Mùa giải vừa qua có lẽ là một trong những mùa giải hay nhất trong sự nghiệp của Matheus Jesus, khi anh thi đấu bùng nổ và trở thành một trong những chân sút nguy hiểm nhất của J-League 2.

Tiền vệngười Brazil có lần đầu tiên thi đấu tại J-League vào năm 2018. Sau khi chơi cho Estoril Praia ở Bồ Đào Nha, Jesus đã chọn Gamba Osaka làm bến đỗ chuyển nhượng chính thức sau thời gian thi đấu tại Santos. Tuy nhiên, mặc dù đã ra sân trong 18 trận đấu chính thức cho Gamba Osaka, cơ hội thi đấu của anh giảm mạnh sau khi đội bóng thay đổi huấn luyện viên, buộc Matheus Jesus phải rời đội giữa mùa giải.

Sau đó, Jesus đã liên tục chuyển từ câu lạc bộ này sang câu lạc bộ khác ở Bồ Đào Nha và Brazil thông qua các thương vụ chuyển nhượng chính thức, nhưng mùa trước anh đã tìm được “bến đỗ” tại V-V. Nagasaki. Đây như là bệ phóng để cầu thủ này lột xác và thể hiện mình.

Ban đầu, Jesus chủ yếu được sử dụng ở vị trí tiền vệ phòng ngự, nhưng tại Nagasaki, anh được đẩy lên các vị trí tấn công như hàng tiền vệ thứ hai hoặc tiền đạo. Nhờ đó, khả năng tấn công tự nhiên của anh đã được phát huy tối đa. Trong mùa giải thứ hai tại câu lạc bộ, anh đã hoàn toàn lột xác, trở thành một trong những tay săn bàn chủ lực của đội.

Mùa giải này, Jesus đã ghi được 18 bàn thắng sau 36 trận tại J2 League, xếp thứ hai trong cuộc đua vua phá lưới. Bên cạnh đó, cầu thủ này còn đóng góp 7 đường kiến tạo thành bàn. Phong độ ấn tượng của Matheus Jesus đã giúp ah lọt vào tầm ngắm của nhiều đội bóng tại J-League 1.

4. Marcos Guilherme (Tiền Đạo/V-V. Nagasaki)

V. Farren Nagasaki đã bỏ lỡ cơ hội thăng hạng lên J1 một cách đáng tiếc. Dù kết quả không như mong đợi, thành công mà đội bóng có được ở mùa giải năm nay có công rất lớn của Marcos Guilherme.

Marcos Guilherme có nhiều đóng góp cho V-V. Nagasaki trong mùa giải qua.
Marcos Guilherme có nhiều đóng góp cho V-V. Nagasaki trong mùa giải qua. Ảnh: Gettyimages

Tiền vệ 29 tuổi này từng khoác áo các câu lạc bộ hàng đầu ở quê nhà Brazil như São Paulo và Santos. Vào mùa hè năm 2023, anh chính thức chuyển nhượng đến Nagasaki. Mùa giải trước, Guilherme chỉ ra sân 15 trận tại giải đấu và chủ yếu vào sân từ ghế dự bị. Đến mùa giải thứ hai tại câu lạc bộ, vai trò của cầu thủ sinh năm 1995 đã có sự thay đổi lớn. Ban đầu, Guilherme chủ yếu được sử dụng như một “vũ khí bí mật” từ băng ghế dự bị, nhưng dần dần anh tăng thời gian thi đấu và trở thành lựa chọn chính trong hầu hết các trận đấu ở nửa sau của mùa giải. Tổng cộng, Marcos Guilherme đã ra sân 35 trận tại J-League 2, trong đó có 24 lần đá chính, ghi được 12 bàn thắng và có 8 pha kiến tạo.

Phong độ ấn tượng của Guilherme khiến cho Nagasaki vừa mừng vừa lo. Một mặt, đội bóng đang có trong tay nhiều cầu thủ xuất sắc. Tuy nhiên, việc Nagasaki không thể thăng hạng lên J1 đồng nghĩa với việc nguy cơ các cầu thủ nổi bật như Guilherme và đồng đội Matheus Jesus có thể bị các CLB J1 “cuỗm mất” là hoàn toàn có thể xảy ra.

Cả Guilherme và Jesus đều đạt cột mốc ghi bàn ở mức hai con số trong mùa giải này, khiến họ trở thành mục tiêu săn đón của các CLB tại J-League 1.

Với màn trình diễn xuất sắc của mình, Marcos Guilherme không chỉ là niềm hy vọng của Nagasaki mà còn là cái tên được kỳ vọng sẽ tiếp tục tỏa sáng ở cấp độ cao hơn trong tương lai. Liệu anh sẽ ở lại cùng Nagasaki để tiếp tục hành trình hay tìm kiếm cơ hội mới tại J-League 1? Đây chắc chắn sẽ là một câu chuyện đáng theo dõi trong kỳ chuyển nhượng sắp tới.

5. Matheus Pereira (Trung Vệ/Oita Trinita)

Trong số các cầu thủ ngoại thi đấu tại J-League 2, Pereira của Oita Trinita là một cái tên nhận được đánh giá rất cao.

Pereira bắt đầu thi đấu cho Oita theo dạng chuyển nhượng chính thức vào năm 2021. Trong mùa giải đầu tiên chơi bóng ở nước ngoài, Pereira chỉ ra sân 15 trận chính thức, nhưng đã để lại ấn tượng mạnh mẽ khi ghi bàn trong trận chung kết Cúp Hoàng Đế.

Đến mùa giải 2022, khi Oita xuống chơi ở J-League 2, Pereira đã giành được suất đá chính và ra sân trong 36 trận đấu tại giải. Cuối mùa, anh chính thức ký hợp đồng dài hạn với Oita, khẳng định vị trí của mình trong đội hình.

Điểm nổi bật của Pereira với vai trò hậu vệ là khả năng đọc tình huống tốt và khả năng bọc lót xuất sắc. Tuy nhiên, điều đặc biệt khiến Pereira nổi bật chính là khả năng đánh hơi bằn thắng, bất chấp thi đấu ở vị trí trung vệ.

Việc Pereira duy trì phong độ ổn định trong suốt thời gian dài ở J-League 2 là một chỉ số quan trọng để các CLB J-League 1 chiêu mộ. Không quá ngạc nhiên nếu một đội bóng tại J1 sẽ cố gắng chiêu mộ Pereira trong kỳ chuyển nhượng tới. Khi đó, họ sẽ có trong tay một trung vệ đang ở đỉnh cao phong độ và thấu hiểu triết lý bóng đá Nhật Bản.

6. Adaílton (Tiền Đạo/Ventforet Kofu)

Ở tuổi 34, Adaílton vẫn giữ được khả năng săn bàn mạnh mẽ. Sau 33 trận đấu ở mùa giải vừa qua, cầu thủ này có cho mình 14 bàn thắng và 3 kiến tạo.

Từ mùa giải 2020, Adaílton đã chơi cho FC Tokyo. Trong năm đầu tiên khoác áo câu lạc bộ, anh đóng vai trò quan trọng trong việc giành chức vô địch Cúp YBC Levain. Đến mùa giải 2022, anh ghi được 12 bàn thắng, trở thành đầu tàu của đội bóng trên hàng công.

Ở mùa giải vừa qua, Adaílton chọn Kofu làm điểm dừng chân tiếp theo trong sự nghiệp. Tại đây, anh đã tỏa sáng rực rỡ. Với 14 bàn thắng, Adaílton có cho mình một trong nhưng mùa giải bùng noorr nhất sự nghiệp.

Mặc dù phong độ xuất sắc của tiền đạo người Brazil, đội bóng Kofu lại thi đấu không mấy thành công. Tuy nhiên, với năng lực của Adaiuton, có thể những đội bóng vừa giành quyền thăng hạng lên J1 sẽ quan tâm đến việc chiêu mộ anh.

Hiện tại, ở tuổi 34, vấn đề về tuổi tác có thể là một rào cản, nhưng vẫn có lựa chọn sử dụng anh như một “siêu dự bị,”. Liệu có đội bóng nào sẵn sàng đầu tư vào một tiền đạo dày dạn kinh nghiệm như Adaílton? Điều này chắc chắn sẽ là câu chuyện đáng chú ý trong kỳ chuyển nhượng sắp tới.