Mùa giải mới 2024/25 sắp sửa khởi tranh và các đội bóng hàng đầu châu Âu đang tích cực chạy đua lực lượng. Bên cạnh đó, thị trường chuyển nhượng giữa mùa của J-League cũng đang diễn ra. Mặc dù vậy, vẫn có những cầu thủ Nhật Bản thi đấu ở châu Âu đối diện với nguy cơ thất nghiệp, khi hợp đồng của họ với câu lạc bộ chủ quản sắp hết hạn và họ vẫn chưa được bất kì đội bóng nào liên hệ.
Liệu có khả năng 6 cái tên dưới đây sẽ quay về Nhật Bản thi đấu tại J-League? Đâu là 6 cầu thủ Nhật Bản thất nghiệp đáng tiếc nhất mùa hè 2024?
6 Danh Thủ Nhật Bản Chưa Tìm Được Bến Đỗ Mùa Hè 2024
1. Yuta Nakayama (Hậu Vệ/Huddersfield)
Thật đáng buồn khi biết được rằng Yuta Nakayama, hậu vệ của đội tuyển Nhật Bản, người được gọi lên ĐTQG tham dự Asian Cup 2023 vào đầu năm nay là cầu thủ đang thất nghiệp, sau khi hết hạng hợp đồng với CLB Huddersfield vào đầu tháng 7.
Là một hậu vệ khá toàn diện, Yuta Nakayama chủ yếu thi đấu bên cánh trái, nhưng đôi khi anh có thể bó vào trung lộ và thi đấu như một trung vệ thực thụ. Có khởi đầu khá ổn tại đội bóng nước Anh, Huddersfield, tuy nhiên chấn thương đã khiến cầu thủ sinh năm 1997 phải ngồi ngoài ở phần lớn thời gian hợp đồng. Anh cũng đồng thời bỏ lỡ World Cup 2022.
Ở mùa giải năm nay, cầu thủ này ra sân khá thường xuyên trong giai đoạn lượt đi, tuy vậy chấn thương một lần nữa khiến anh phải ngồi ngoài ở giai đoạn lượt về mang tính then chốt. Nakayama dần mất chỗ đứng trong đội hình Huddersfield và không được gia hạn cho đến tháng 7 vừa qua.
Là một tuyển thủ quốc gia, đẳng cấp của Nakayama là không phải bàn cãi. Anh sẽ là một sự bổ sung chất lượng cho các câu lạc bộ J-League đang gặp vấn đề bên cánh trái của mình.
2. Genki Haraguchi (Tiền Vệ/Stuttgart)
Stuttgart vừa có một mùa giải thành công ngoài mong đợi khi vươn lên nhóm dẫn đầu và dành quyền tham dự cúp châu Âu mùa giải sắp tới. Trong khi Hiroki Ito đóng vai trò quan trọng trong đội hình và thi đấu hết sức thăng hoa, thì đồng hương của anh, Genki Haraguchi, lại có một mùa giải đáng quên.
Sự nghiệp của Genki gắn liền với các đội bóng ở Đức. Trước khi chuyền đến Sturrgart, cầu thủ này thi đấu tương đối tròn vai ở Union Berlin hay Hannover 96. Tưởng chừng như cầu thủ sinh năm 1991 sẽ có một vai trò quan trọng tại Stuttgart, thì phong độ đi xuống cùng sự thay đổi trên băng ghế chỉ đạo đã khiến cho Haraguchi mất dần chỗ đứng.
Ở mùa giải thần kì của Stuttgart vừa qua, Genki chỉ ra sân vỏn vẹn 2 trận, với 25 phút. Sáu cùng, anh không được đội bóng gia hạn hợp đồng và két thúc mối lương duyên kéo dài 1 năm 6 tháng với Stuttgart.
3. Urata Itsuki (Hậu Vệ/NK Maribor)
Urata Itsuki là một trong những cầu thủ tài năng của Nhật Bản, và là thành viên của lứa U23 Nhật Bản tham dự Thế vận hội 2018. Cầu thủ này thi đấu cho rất nhiều các giải VĐQG khác nhau ở khắp châu Âu.
Chuyển sang khoác áo NK Maribor, một đội bóng rất mạnh tại Slovenia, vào đầu năm 2023, Itsuki có khởi đầu thuận lợi khi luôn là sự lựa chọn ưu tiên ở vị trí hậu vệ trái. Tuy nhiên, sự thay đổi trên băng ghế chỉ đạo của NK Maribor vào đầu mùa giải vừa qua đã khiến số trận ra sân của hậu vệ này ít dần đi.
Ở giai đoạn hai của mùa giải 2023/24, Urata Itsuki gần như chỉ có mặt trên ghế dự bị. Sau cùng, anh bị thanh lý hợp đồng vào đầu tháng 7 vừa qua và trở thành cầu thủ tự do.
4. Kento Hashimoto (Tiền Vệ/SD Huesca)
Hashimoto xuất ngoại khá muộn so với nhiều cầu thủ Nhật Bản khác. Ở tuổi 29, anh mới chuyển sang Nga thi đấu cho CLB Rostov. Tuy nhiên cầu thủ này ngay sau đó trở về lại Nhật Bản do tình hình chiến tranh căng thẳng giữa Nga và Ukraine.
Vào tháng 7 năm 2022, Hashimoto được mang cho mượn tại SD Huesca, một đội bóng thi đấu tại giải hạng hai Tây Ban Nha. Ở mùa giải 2023/24 vừa qua, cầu thủ này ra sân đến 31 trận và mang chiếc áo số 10, đóng vai trò quan trọng trong đội hình của CLB này.
Tuy vậy, mục tiêu thăng hạng của SD Huesca thất bại. Đội bóng này sau đó cũng quyết định không gia hạn hợp đồng với cầu thủ người Nhật Bản.
5. Ryota Morioka (Tiền Vệ/R Charleroi SC)
Kể từ khi xuất ngoại, sự nghiệp của Morioka chủ yếu gắn liền với các đội bóng nước Bỉ, trong đó anh gắn bó lâu nhất với R Charleroi SC, với 4 năm kéo dài từ 2019 đến năm 2024.
Ở những năm cuối của hợp đồng, chấn thương thường xuyên đã khiến thời gian thi đấu của Morioka giảm sút đáng kể. Ở mùa giải cuối cùng, cầu thủ này ra sân 20 trận và không có bất kì bàn thắng và kiến tạo nào.
Ở tuổi 33, cơ hội để Morioka được chủ ý bởi các đội bóng ở châu Âu là không cao. Tuy vậy, kinh nghiệm của anh có thể là sự bổ sung quý giá cho những đội bóng tại J-League.
6. Niko Takahashi (Hậu Vệ/U19 Barcelona)
Lọt vào danh sách 60 cầu thủ trẻ tiềm năng nhất năm 2022, thi đấu cho lứa trẻ Barcelona, và là cầu thủ trẻ nhất được triệu tập cho giải đấu U23 Asian Cup và u23 World Cup 2023 ở tuổi 17, rõ ràng, Niko Takahashi là một trong những tài năng sáng giá của bóng đá Nhật Bản.
Cuộc hành trình của Takahashi ở đội trẻ U19 Barcelona đã diễn ra không được như ý khi những chấn thương đã khiến thời gian thi đấu của cầu thủ sinh năm 2005 bị ngắt quãng liên tục. Sau cùng, Takahashi đã không được U19 Barcelona gia hạn, chấm dứt 5 năm trong màu áo đội trẻ Barca. Tuy nhiên, may mắn hơn những người đàn anh ở trên, Takahashi đã được Cerezo Osaka vói một bản hợp đồng có thời hạn 3 năm, kéo dài đến năm 2027.