Là giải đấu lâu đời bậc nhất Nhật Bản, J-League không hề thiếu những mối thâm thù giữa các đội bóng. Sự thù địch không chỉ diễn ra trên sân cỏ, mà còn thể hiện rõ khi những cầu thủ từ đội bóng này chuyển sang khoác áo đội bóng đối địch, gây ra rất nhiều những tranh cãi và câu chuyện thú vị bên lề.
Ở bài viết này, hãy xem lại 6 thương vụ chuyển nhượng của các cầu thủ tới các CLB đối địch gây tranh cãi nhất lịch sử J-League.
6 Cầu Thủ Gây Phẫn Nộ Khi Chuyển Sang Khoác Áo Đại Kình Địch J-League
1. Shinzo Koroki (Kashima Antlers Tới Urawa Red Diamonds)
Sớm gây ấn tượng ở các giải đấu trường trung học, Shinzo Koroki được Kashima Antlers chiêu mộ và nhanh chóng toả sáng. Cầu thủ sinh năm 1986 khi đó gần như không thể thay thế, kế thừa chiếc áo số 13 của huyền thoại Átushi Yanagisawa và đóng góp công lớn vào 3 chức vô địch J-League liên tiếp của Kashima.
Dù vậy, quyết định chuyển sáng khoác áo Urawa Red Diamonds vào năm 2023 đã biến Shinzo Koroki trở thành cái giai trong mắt cổ động viên, bởi Kashima và Urawa từ lâu đã là hai đội bóng đối địch, cạnh tranh trực tiếp các danh hiệu.
Chuyển sang Urawa, cầu thủ này vẫn toả sáng như thường lệ và từng lọt vào đội hình hay nhất mùa giải năm 2017. Shinzo Koroki đã có hơn 400 trận ra sân cho Urawa Red Diamonds và vẫn đóng góp đáng kể cho đội bóng ở mùa giải hiện tại.
2. Manabu Saito (Yokohama F.Marisnos Tới Kawasaki Frontale)
Là một sản phẩm ưu tú của lò đào tạo Yokohama F.Marinos, Manabu Saito ban đầu được cho mượn ở Ehime FC một thời gian, trước khi trở về đội bóng cũ và trở thành trụ cột tại đây.
Cầu thủ sinh năm 1990 nhanh chóng thể hiện tài năng của mình, anh cũng là người mang chiếc áo số 10 sau thời của huyền thoại Shusuke Nakamura. Dù cho dính chân thương dây chằn rất nặng vào năm 2017, cầu thủ này vẫn được ban huấn luyện và các cổ động viên tin tưởng, kì vọng rằng anh sẽ sớm trở lại và toả sáng.
Mặc dù vậy, vào năm 2018, Manabu Saito đã quyết định đầu quân cho Kawasaki Frontale, đại kình định của Yokohama, chỉ một năm sau khi được trao tấm băng đội trưởng. Thêm vào đó, anh ra đi dưới dạng chuyển nhượng tự do, khiến Yokohama không thu về bất cứ số tiền nào, mà còn mất đi hảo thủ vào tay đối thủ. Cầu thủ này sau đó phải đối mặt với rất nhiều chỉ trích đến từ người hâm mộ.
Sang Kawasaki, Manabu Saito không còn duy trì được phong độ của mình, anh hanh chóng bật bãi chỉ 3 năm sau đó, gia nhập một số đội bóng khác dể rồi hiện tại phải thi đấu ở J-League 3.
3. Hotaru Yamaguchi (Cerezo Osaka Đến Vissel Kobe)
Tương tự như Manabu Saito, Hotaru Yamaguchi cũng là một sản phẩm của lò đào tạo Cerezo Osaka, được đôn lên đội một vào năm 2009 và chính thức trở thành trụ cột chỉ một năm sau đó. Dù có một quãng thời gian ngắn gia nhập Hannover, cầu thủ này sau đó cũng mau chóng trở về Cerezo và thi đấu tới tận năm 2018. Rất nhiều cổ động viên đã kì vọng rằng Hotaru sẽ là một biểu tượng của đội bóng thành Os.
Mặc dù vậy, cầu thủ từng có mặt trong thành phần Nhật Bản tham dự World Cup 2018 đã quyết định chuyển sang khoác áo Vissel Kobe, cùng với những cầu thủ nổi tiếng gia nhập J-League thời bấy giờ như Lucas Podolski và Andres Iniesta. Hotaru Yamaguchi ngay sau đó đã đối mặt với rất nhiều chỉ trích và la ó mỗi khi đối đầu với Cerezo.
Gia nhập Vissel Kobe, cầu thủ sinh năm 1990 trở thành một phần quan trọng của đội bóng và đóng góp vào chiến tích vô địch J-League 2023.
4. Byron Vásquez (Tokyo Verdy Đến Machida Zelvia)
Byron Vásquez gia nhập Tokyo Verdy vào năm 2022 và có một mùa giải đầu tiên không đến nỗi tệ, góp công vào 4 bàn thắng và 4 kiến tạo trong 28 trận đấu. Ở tuổi 22, màn trình diễn của cầu thủ này khi đó được Tokho Verdy đánh giá cao.
Bất ngờ thay, Byron Vásquez quyết định rời đi vào mùa hè năm 2023, và lựa chọn gia nhập đại kình địch Machida Zelvia, theo tiếng gọi của HLV GO Kuroda, người cũng là thầy cũ của Byron ở trường trung học.
Sang câu lạc bộ mới, Byron vẫn chưa có nhiều cơ hội để thể hiện mình. Cầu thủ này ra sân 9 trận ở J-League mùa giải năm nay và chỉ mới có 1 kiến tạo thành bàn.
5. Aoki Takuya (Omiya Ardjia Đến Urawa Red Diamonds)
Thi đấu cho một câu lạc bộ không quá tiếng tăm như Omiya Ardjia nhưng Aoki Takuya lại được lựa chọn lên ĐTGQ, điều này khiến anh trở thành kho báu và là cầu thủ không thể đụng đến của đội bóng.
Mặc dù vậy, có vẻ Aoki Takuya không phải là nơi để Aoki chinh phục những đỉnh cao trong sự nghiệp. Nằm 2014, anh quyết định chuyển sang khoác áo Urawa Red Diamonds, đội bóng cùng thành phố với Aoki Takuya, và cùng là cầu thủ đầu tiên gia nhập CLB đối thủ trong lịch sử Aoki Takuya.
Ở ngay trận đấu đầu tiên giữa Urawa Reds và Aoki Takuya, Aoki đã ghi bàn và góp công vào chiến thắng trước đội bóng cũ. Sự việc này đã khiến cho các cổ động viên Aoki Takuya phẫn nộ mỗi khi Aoki Takuya chạm bóng.
Cầu thủ sinh năm 1989 thi đấu tại Urawa trong 7 năm và kết thúc hành trình của mình vào năm 2020. Hiện tại, anh đang thi đấu tại J-League 3.
6. Arai Naoto (Albirex Niigata Đến Sanfrecce Hiroshima)
Arai Naoto bắt đầu sự nghiệp thi đấu chuyên nghiệp của mình tại Albirex Niigata vào năm 2019. Sau khi thử sức ở nhiều đội bóng khác nhau, cầu thủ này quay trở lại Albirex Niigata vào năm 2023, thi đấu khá tròn vai và với 24 lần ra sân.
Mặc dù đóng vai trò quan trọng tại đội bóng và cũng là đội phó, nhưng Arai Naoto đã có một nước đi táo bạo khi gia nhập Sanfrecce Hiroshima. Dù hai đội không hẳn là đại kình địch, thương vụ chuyển nhượng này đã khiến cuộc đối đầu giữa hai đội trở nên nóng hơn cần thiết. Bản thân cầu thủ sinh năm 1996 cũng đối diện với những lời chỉ trích và đe doạ của cổ động viên.