6 Cuộc Chiến Trụ Hạng Kịch Tính Nhất Trong Lịch Sử J-League

J-League

Sau loạt trận của ĐTQG, các trận đấu của giải J-League sắp sửa quay trở lại, cũng là thời điểm mà các đội bóng trụ hạng đang chuẩn bị cho tương lai của mình. Dù chỉ còn lại 2 vòng đấu, nhưng ngoại trừ Sagan Tosu, cả ba đội bóng xếp trên vẫn chưa thể xác định liệu mình có trụ lại được J-League 1 hay không.

Trong quá khứ, có nhiều câu lạc bộ dù đang tương chừng như phải xuống hạng, vẫn thi đấu xuất sắc ở các vòng đấu cuối cùng và trụ lại J-League 1 một cách thành công. Ở bài viết này, hãy cùng Bóng Đá Châu Á điểm qua 6 trường hợp trụ hạng kỳ tích nhất trong lịch sử bóng đá Nhật Bản.

6 Lần Trụ Hạng Kỳ Tích Của Các Đội Bóng Trong Lịch Sử J-League

1. JEF United Chiba (2008)

Mùa giải J1 League 2008 đã chứng kiến một trong những màn trình diễn đáng nhớ nhất trong lịch sử bóng đá Nhật Bản khi JEF United Chiba thoát hiểm ngoạn mục và trụ hạng thành công.

Mùa giải 2008 là cột mốc đang nhớ trong lịch sử của JEF United Chiba.
Mùa giải 2008 là cột mốc đang nhớ trong lịch sử của JEF United Chiba. Ảnh: Footballchannel

Chiba bước vào mùa giải 2008 với nhiều biến động lớn trong đội hình khi hàng loạt trụ cột lần lượt rời đội. Những lo ngại sớm trở thành hiện thực khi đội bóng không thể thắng trong 11 trận đấu liên tiếp, rơi xuống vị trí cuối bảng. Tháng 5 năm đó, HLV Jozyp Kuze bị sa thải, và Alex Miller, cựu HLV Liverpool, được bổ nhiệm để dẫn dắt đội bóng vượt qua khủng hoảng.

Dù đã nỗ lực cải tổ, Chiba vẫn gặp khó khăn ở giai đoạn cuối mùa giải. Đội bóng bước vào vòng đấu cuối cùng ở vị trí thứ 17, thuộc nhóm phải xuống hạng trực tiếp.

Tại vòng đấu cuối cùng, Chiba tiếp đón FC Tokyo trên sân nhà Fukuda Denshi Arena. Để cho đối thủ dẫn trước hai bàn, các cầu thủ áo vàng đã xuất sắc lội ngược dòng 3-2, đồng thời giành luôn 3 điểm quý giá.

Với thất bại của Jubilo Iwata và Tokyo Verdy trong các trận đấu khác, JEF United Chiba đã trụ hạng thành công, và chiến thắng này được gọi là “Phép Màu Fukuari”.

2. Vissel Kobe (2010)

Mùa giải 2010 của J-League 1 là là mùa giải mà Vissel Kobe đã làm nên điều thần kì ở những vòng đấu cuối cùng để tiếp tục có mặt ở hạng đấu cao nhất Nhật Bản.

Vào tháng 9/2010, Kobe đứng thứ 16 trong tổng số 18 đội, đối mặt với nguy cơ xuống hạng trực tiếp. Trước tình thế nguy hiểm này, CLB đã đưa ra quyết định quan trọng: sa thải HLV Toshiya Miura và bổ nhiệm Masahiro Wada để thay đổi cục diện.

Dưới sự dẫn dắt của HLV mới, Kobe đã hồi sinh mạnh mẽ, giành được 3 chiến thắng và 3 trận hòa trong 6 vòng đấu từ vòng 28 đến vòng 33. Trước vòng đấu cuối cùng, Kobe vẫn đứng thứ 16, kém đội xếp thứ 15 là FC Tokyo đúng 1 điểm.

Trong trận đấu quyết định cuối cùng, Kobe chạm trán Urawa Red Diamonds trên sân khách. Với phong độ đang lên cao, các cầu thủ Vissel Kobe đã xuất sắc đánh bại đối thủ với tỉ số 4-0.

Trong khi đó, FC Tokyo bất ngờ để thua Kyoto Sanga F.C., giúp Kobe vượt lên và trụ lại J1 League trong gang tấc. Đội bóng đã bất bại 7 trận liên tiếp, khép lại mùa giải với một chiến tích đầy cảm xúc.

3. Albirex Niigata (2012)

Khi nhắc đến những màn kịch tính trong cuộc chiến trụ hạng tại J.League, Albirex Niigata mùa giải 2012 là một ví dụ không thể bỏ qua. Từ khởi đầu thất vọng đến trận đấu cuối cùng đầy cảm xúc, đội bóng này đã tạo nên một trong những câu chuyện đáng nhớ nhất của giải đấu năm đó.

Albirex Niigata bước vào mùa giải 2012 với nhiều bất ổn. Đội bóng thua liền ba trận đầu mùa và không thể giành chiến thắng trong năm trận liên tiếp, nhanh chóng rơi vào nhóm cuối bảng. Sự thiếu ổn định trong phong độ khiến đội bóng liên tục dao động giữa khu vực nguy hiểm và vùng an toàn.

Trước chuỗi kết quả không khả quan, CLB đã sa thải HLV Hisashi Kurosaki và bổ nhiệm Masaaki Yanashita. Tuy nhiên, sự thay đổi này không mang lại hiệu quả ngay lập tức. Niigata bước vào vòng đấu cuối cùng ở vị trí thứ 17, trong nhóm xuống hạng trực tiếp.

Để trụ hạng, điều kiện cho Niigata vô cùng khắc nghiệt: họ cần thắng Consadole Sapporo và hy vọng cả Vissel Kobe (hạng 16)Gamba Osaka (hạng 15) đều thua. Trước tình cảnh đó, Niigata không hề bỏ cuộc. Người hâm mộ đã đổ về sân vận động phủ đầy tuyết tại Hokkaido, mang theo niềm tin vào một phép màu.

Trên sân, các cầu thủ Niigata thi đấu với tinh thần của những chiến binh. Họ sớm mở tỷ số ngay đầu hiệp 1 và nhân đôi cách biệt trước khi hiệp đấu kết thúc. Mặc dù Sapporo gỡ lại một bàn trong hiệp 2, Niigata đáp trả bằng hai bàn thắng liên tiếp, ấn định chiến thắng 4-1 đầy thuyết phục.

Trong khi đó, cả Vissel Kobe và Gamba Osaka đều để thua ở lượt trận cuối, giúp Niigata vươn lên vị trí thứ 15 với 40 điểm, chính thức trụ hạng J1 League.

4. Shonan Bellmare (2020)

Trường hợp của Shonan Bellmare ở màu giải 2020 là một trong những trường hợp trụ hạng đặc biệt nhất trong bóng đá, mà có lẽ sẽ khó có thể tái diễn sau này.

Mùa giải 2020 của J.League diễn ra trong bối cảnh đại dịch COVID-19 lan rộng trên toàn cầu, làm gián đoạn hoạt động bóng đá ở nhiều quốc gia, bao gồm cả Nhật Bản. Shonan Bellmare đã kết thúc mùa giải ở vị trí cuối bảng J1 League, vị trí lẽ ra khiến họ phải xuống chơi tại J2 League.

Tuy nhiên, trong bối cảnh đặc biệt của đại dịch, ban tổ chức J.League đã áp dụng quy định đặc biệt: cho phép các đội bóng thăng hạng từ J2 nhưng không có đội nào bị xuống hạng từ J1. Điều này giúp Shonan may mắn giữ lại vị trí ở giải đấu cao nhất Nhật Bản, bất chấp màn trình diễn đáng thất vọng trên sân cỏ.

May mắn ở lại J1 sau mùa giải 2020, Shonan Bellmare bước vào mùa giải 2021 với áp lực lớn hơn. J1 League tăng lên 22 đội, và quy định mới được áp dụng với 4 đội cuối bảng phải xuống hạng. Điều này khiến cuộc chiến trụ hạng trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết.

Shonan khởi đầu mùa giải với 3 trận thua liên tiếp, nhưng sau đó đã có chuỗi 8 trận bất bại từ vòng 6 đến vòng 13, giúp họ tạm thời vươn lên vị trí thứ 11. Tuy vậy, sự bất ổn trong phong độ đã kéo đội bóng trở lại nhóm nguy hiểm, và họ vẫn nằm trong cuộc đua trụ hạng đến vòng đấu cuối cùng.

Trước vòng đấu cuối, ba đội Oita Trinita, Vegalta Sendai, và Yokohama FC đã chắc chắn xuống hạng, trong khi Shonan Bellmare (hạng 16), Shimizu S-Pulse (hạng 15), và Tokushima Vortis (hạng 17) là ba đội còn lại cạnh tranh để ở lại J1.

Ở vòng đấu cuối cùng, Shonan Bellmare gặp Gamba Osaka và kết thúc trận đấu với tỷ số hòa 0-0. Tuy nhiên, Shimizu S-Pulse đã giành chiến thắng 2-1, trong khi Tokushima Vortis để thua 2-4, giúp Shonan giữ vị trí thứ 16 và trụ hạng thành công.

5. Vissel Kobe (2022)

Dù có nhiều hảo thủ trong đội hình, nhưng Vissel Kobe phải nhờ đến may mắn mới có thể trụ hạng ở mùa giải 2022.
Dù có nhiều hảo thủ trong đội hình, nhưng Vissel Kobe phải nhờ đến may mắn mới có thể trụ hạng ở mùa giải 2022.

Từ một đội bóng từng đứng thứ 3 vào năm 2021, Vissel Kobe đã phải trải qua một mùa giải 2022 đầy sóng gió khi đối mặt với nguy cơ xuống hạng. Để rồi sau đó đội bóng này trở nên mạnh mẽ và giành được chức vô địch ở mùa giải 2023.

Sau thành tích tốt nhất trong lịch sử CLB vào năm 2021 với vị trí thứ 3, kỳ vọng dành cho Vissel Kobe trong mùa giải 2022 là rất cao. Với những ngôi sao như Andres Iniesta, Yuya Osako và Yoshinori Muto, Kobe được kỳ vọng sẽ tiếp tục bùng nổ.

Tuy nhiên, thực tế đã không như mong đợi. Kobe mở màn mùa giải bằng thất bại 0-2 trước Nagoya Grampus và rơi vào chuỗi 12 trận liên tiếp không thắng, chìm sâu trong nhóm cầm đèn đỏ. Hàng công bế tắc, hàng thủ lỏng lẻo khiến đội bóng rơi vào khủng hoảng trầm trọng.

Trước tình hình đó, Kobe đã thay đổi ban huấn luyện. HLV Atsuhiro Miura bị sa thải vào tháng 3, và Miguel Angel Lotina được bổ nhiệm vào tháng 4. Dù vậy, Lotina cũng không thể giúp đội bóng thoát khỏi tình trạng tồi tệ, và ông bị thay thế vào tháng 6 bởi Takayuki Yoshida, cựu cầu thủ và người từng gắn bó với CLB.

Dưới sự dẫn dắt của Yoshida, Kobe dần lấy lại phong độ. Đội bóng thắng liền 3 trận sau khi Yoshida nhậm chức và tiếp tục tích lũy điểm số quan trọng, chính thức thoát khỏi nhóm nguy hiểm sau vòng 26.

Dù thua hai trận cuối mùa, Vissel Kobe vẫn kết thúc ở vị trí thứ 13 với 40 điểm, đủ để trụ lại J1 League. Chỉ có hai đội trong lịch sử J.League (JEF United Chiba và Nagoya Grampus) từng trụ hạng thành công dù có dưới 10 điểm sau 15 vòng đầu, và Kobe đã làm được điều tương tự.

6. (Nagoya Grampus) (2018)

Thủ môn Mitchell Langerak, người đã gắn bó với Nagoya Grampus từ năm 2018, sẽ chính thức rời đội bóng sau mùa giải năm nay. Trong hành trình đầy thử thách tại J.League, mùa giải 2018 là một cột mốc quan trọng không chỉ với cá nhân Langerak mà còn với cả đội bóng, khi Nagoya Grampus trải qua một cuộc chiến trụ hạng đầy kịch tính.

Nagoya Grampus bước vào mùa giải 2018 với nhiều kỳ vọng sau khi bổ sung hàng loạt ngôi sao như Joe và chính Langerak. HLV Hachihiro Kazama đã xây dựng đội hình với mục tiêu cao, và khởi đầu mùa giải có vẻ như rất suôn sẻ khi đội bóng giành chiến thắng trong hai trận mở màn.

Tuy nhiên, sự lạc quan nhanh chóng bị dập tắt khi Nagoya rơi vào chuỗi 8 trận thua liên tiếp từ vòng 4 đến vòng 11, đẩy họ rơi thẳng xuống nhóm cầm đèn đỏ. Vấn đề lớn nhất lúc này chính là hàng thủ yếu kém, khi đội bóng để thủng lưới đến 3 bàn trong 6 trận trong chuỗi thất bại này.

Trước tình cảnh nguy hiểm, Nagoya đã hoạt động mạnh mẽ trong kỳ chuyển nhượng mùa hè để mang về những cầu thủ chất lượng như Shinnosuke Nakatani và Yuichi Maruyama. Những bổ sung này nhanh chóng phát huy tác dụng. Nagoya đã chấm dứt chuỗi thất bại bằng chiến thắng.

Sau đó, đội bóng tiếp tục tạo nên chuỗi 7 trận thắng liên tiếp từ vòng 19 đến vòng 25, trở thành một trong những chuỗi phong độ ấn tượng nhất mùa giải. Tuy nhiên, những tổn thất từ giai đoạn đầu mùa khiến họ vẫn không thể thoát khỏi cuộc đua trụ hạng cho đến những vòng đấu cuối cùng. Để rồi kết thúc mùa giải, Nagoya Grampus đã trụ hạng thành công trong gang tấc với hiệu số bàn thắng vượt trội so với Jubilo Iwata