AFC – Liên Đoàn Bóng Đá Châu Á

AFC

Bóng đá châu Á đang trên đà phát triển bùng nổ và Liên Đoàn Bóng Đá Châu Á (AFC) đang thực hiện những cải tổ quan trọng để hướng tới một tương lai thống nhất và bền vững.

Mục tiêu lớn nhất của Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC) là đưa các đội bóng châu Á gặt hái thành công trên những sân chơi quốc tế lớn nhất, đồng thời tăng cường mức độ tương tác với người hâm mộ, từ đó đảm bảo bóng đá trở thành môn thể thao số một trên toàn châu lục.

Hãy cùng điểm qua tổng qua về AFC, các giải đấu sẽ được AFC tổ chức trong hai năm 2025/2026, cũng như các đội tuyển và CLB thuộc AFC đáng chú ý.

Tổng Quan Về AFC – Liên Đoàn Bóng Đá Châu Á

Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC – Asian Football Confederation) là tổ chức quản lý bóng đá cấp châu lục tại khu vực châu Á, trực thuộc Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) và là một trong sáu liên đoàn bóng đá lục địa trên toàn thế giới.

AFC được điều hành bởi một Ban chấp hành, đứng đầu là Chủ tịch Liên đoàn, hiện tại là ông Salman Bin Ibrahim Al Khalifa, một nhân vật có ảnh hưởng lớn trong thể thao khu vực đến từ Bahrain.

Chủ tịch AFC – Shaikh Salman bin Ebrahim Al Khalifa.
Chủ tịch AFC – Shaikh Salman bin Ebrahim Al Khalifa. Ảnh: AFC

AFC được vận hành với nhiều ủy ban chuyên trách, quản lý 5 liên đoàn khu vực trực thuộc bao gồm Tây Á (WAFF), Trung Á (CAFA), Nam Á (SAFF) Đông Á (EAFF) và Đông Nam Á (AFF) với tổng số 47 thành viên trải dài khắp châu Á. Mô hình phân vùng này giúp các giải đấu khu vực phát triển mạnh mẽ, đồng thời nâng cao chất lượng bóng đá địa phương trước khi bước ra sân chơi châu lục.

AFC hoạt động với sứ mệnh phát triển bóng đá toàn diện ở châu Á, từ cấp độ phong trào đến chuyên nghiệp, từ bóng đá nam, nữ đến futsal và bóng đá bãi biển. Khẩu hiệu của AFC là: “One Asia, One Goal” – “Một châu Á, một mục tiêu”, thể hiện tinh thần đoàn kết, đồng hành cùng phát triển của toàn bộ cộng đồng bóng đá châu Á.

Hệ Thống Giải Đấu Cấp Đội Tuyển Quốc Gia Trong Giai Đoạn 2025-2026

AFC hiện đang tổ chức nhiều sự kiện quan trọng, đáng chú ý nhất là giải đấu AFC Asian Cup 2027. Giải đấu này sẽ có 24 đội tham dự, với 2 đội đầu mỗi bảng ở vòng loại 2 (tổng 18 đội) và 6 đội đầu bảng vòng loại 3.

Tính đến thời điểm hiện tại, vòng loại Asian Cup 2027 đã đi đến vòng loại thứ 3 (diễn ra từ 25/03/2025 – 31/03/2026), để tìm ra 6 tấm vé cuối cùng vào vòng chung kết. Trong đó, đội tuyển Việt Nam gần đây đã thắng Lào 5-0 nhưng thua Malaysia 0-4 vào ngày 10/06/2025.

Malaysia, với lực lượng mạnh mẽ có cơ hội lớn để giành ngôi đầu bảng F, khiến hành trình tìm tấm vé vào vòng chung kết Asian Cup 2027 của đội tuyển Việt Nam trở nên mong manh hơn bao giờ hết.

Asian Cup 2027 và vòng loại World Cup 2026 - khu vực châu Á thuộc sự quản lý của AFC.
Asian Cup 2027 và vòng loại World Cup 2026 – khu vực châu Á thuộc sự quản lý của AFC. Ảnh: AFC

Bên cạnh đó, vòng loại World Cup 2026 khu vực châu Á cũng là một sự kiện quan trọng. Sau vòng loại thứ 3, khu vực châu Á đã xác định được 6 đội giành vé trực tiếp dự vòng chung kết bao gồm Iran, Uzbekistan từ bảng A, Hàn Quốc, Jordan từ bảng B, cùng Nhật Bản và Australia từ bảng C.

Các đội còn lại tiếp tục tranh vé ở vòng thứ 4 (diễn ra vào tháng 10/2025), tuy nhiên, việc AFC vừa công bố gần đây rằng, Qatar và Ả Rập Xê Út là hai quốc gia đăng cai vòng loại 4 đã gây ra tranh cãi đáng kể trong cộng đồng bóng đá, chủ yếu xoay quanh vấn đề “thiên vị” trong quá trình lựa chọn chủ nhà và lợi thế tiềm tàng mà hai quốc gia này có được khi thi đấu trên sân nhà.

Về các giải trẻ, AFC U23 Asian Cup 2026 là một sự kiện khác đáng chú ý, với vòng loại diễn ra vào tháng 09/2025 và vòng chung kết dự kiến tổ chức tại Ả Rập Xê Út vào năm 2026.

Những Đội Tuyển Hàng Đầu Châu Á

1. Nhật Bản

Đội tuyển Nhật Bản đã xuất sắc trở thành đội bóng đầu tiên giành vé tham dự vòng chung kết World Cup 2026, nhờ phong độ ấn tượng tại vòng loại khu vực châu Á.

Đội tuyển Nhật Bản xuất sắc giành vé vào vòng chung kết World Cup 2026. Ảnh: Soccerhihyo

Dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên Hajime Moriyasu, Nhật Bản thống trị vòng loại thứ hai với sáu trận toàn thắng. Sang vòng loại thứ ba, họ tiếp tục thể hiện sức mạnh vượt trội ở bảng C, giành 19 điểm sau bảy trận, chỉ hòa một trận trước Australia (0-0).

Với đội hình trẻ trung kết hợp kinh nghiệm từ cách ngôi sao hàng đầu, Nhật Bản đặt mục tiêu vượt qua thành tích vòng 1/8 từng đạt được ở các kỳ World Cup 2002, 2010, 2018 và 2022, hướng tới việc tiến sâu hơn tại giải đấu diễn ra từ 11/6 đến 19/7/2026.

2. Hàn Quốc

Đội tuyển Hàn Quốc, dưới sự chỉ đạo của HLV Hong Myung-bo cùng đầu tàu Son Heung-min, đã chính thức giành vé tham dự vòng chung kết World Cup 2026 sau hành trình ấn tượng tại vòng loại khu vực châu Á.

Đây là lần thứ 12 Hàn Quốc góp mặt tại World Cup, với thành tích tốt nhất là vị trí thứ tư tại World Cup 2002 đồng chủ nhà với Nhật Bản. Nhìn về World Cup 2026, diễn ra từ 11/6 đến 19/7/2026 tại Mỹ, Canada và Mexico, Hàn Quốc hiện đang đặt mục tiêu tái hiện kỳ tích năm 2002.

3. Iran

Đội tuyển bóng đá quốc gia Iran đã chính thức giành vé tham dự Vòng chung kết World Cup 2026, đánh dấu lần thứ 7 họ góp mặt tại giải đấu danh giá nhất hành tinh.

Dẫn đầu bảng A vòng loại thứ ba khu vực châu Á, Iran đã khẳng định vị thế là một trong những đội bóng hàng đầu châu lục, thể hiện lối chơi ổn định với sự tỏa sáng của các ngôi sao kết hợp với những tài năng trẻ.

Tuy nhiên, hành trình trở nên không hề dễ dàng khi Iran phải đối mặt với khó khăn do căng thẳng chính trị. Dù vậy, Iran vẫn được kỳ vọng sẽ làm nên lịch sử tại World Cup 2026.

Hệ Thống Giải Đấu Cấp Câu Lạc Bộ

Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC) trong mùa giải 2024/25 đã cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của bóng đá châu lục với những thay đổi đáng chú ý. Một trong những điểm nhấn quan trọng nhất chính là việc AFC tái cấu trúc toàn bộ hệ thống thi đấu cấp câu lạc bộ từ mùa giải 2024/25 với 3 giải đấu phân cấp rõ ràng:

AFC Champions League Elite là giải đấu cao nhất, quy tụ 24 đội bóng hàng đầu châu Á, chia đều cho khu vực Đông Á và Tây Á. Mùa giải 2025/26 sẽ bắt đầu từ tháng 08/2025 cho vòng sơ loại và vòng bảng, các trận đấu vòng 16 đội sẽ diễn ra vào tháng 03/2026, và chung kết vào tháng 05/2026.

Một số đội đã được xác nhận tham dự mùa 2025/26 chẳng hạn như Al-Ahli (đương kim vô địch ACLE 2024/25), Al-Ittihad và Al-Hilal ở khu vực Tây Á. Khu vực Đông Á cũng sẽ được xác định sau khi các giải quốc nội kết thúc.

AFC tái cơ cấu hệ thống giải đấu cấp câu lạc bộ vào mùa giải 2024/25.
AFC tái cơ cấu hệ thống giải đấu cấp câu lạc bộ vào mùa giải 2024/25. Ảnh: AFC

AFC Champions League Two, giải đấu hạng hai có 32 đội tham dự, chia thành 8 bảng, với 4 bảng cho mỗi khu vực Đông và Tây Á. Giải đấu này cũng bắt đầu từ tháng 08/2025 và kéo dài đến tháng 05/2026.

Danh sách đội tham dự sẽ được xác định sau các giải quốc nội, Nam Định FC sẽ là đại diện của V-League tham dự ALC2 mùa 2025/26. Ngoài ra, CLB hàng đầu đến từ Thai LeagueBangkok United cũng đã giành được vé.

AFC Challenge League, giải đấu hạng ba, là giải đấu dành cho các câu lạc bộ từ các quốc gia có thứ hạng thấp hơn trong bảng xếp hạng AFC, như Maldives, Bhutan, Lào hay Campuchia.

Nhìn xa hơn đến năm 2027, các giải đấu này dự kiến sẽ giữ nguyên thể thức, nhưng có thể tăng số đội tham dự hoặc điều chỉnh lịch thi đấu để phù hợp với các sự kiện quốc tế như FIFA Club World Cup

Nhìn chung, việc tái cấu trúc hệ thống giải đấu này đã tạo được nền móng rõ ràng: phân khúc cấp độ chuyên môn, giúp các CLB thi đấu phù hợp với năng lực, đồng thời mở rộng cơ hội cọ xát và trưởng thành ở tầm châu lục.

Những Câu Lạc Bộ Nổi Bật Hàng Đầu

1. Al Ahli FC

Ở khu vực Tây Á, Saudi Pro League đóng góp đến 3 CLB đi đến vòng bán kết AFC Champions League Elite mùa giải 2024/25, đặc biệt phải kể đến Al‑Ahli khi họ vượt qua cả Al-Hilal, câu lạc bộ thành công nhất giải đấu với 4 lần vô địch, để lần đầu tiên nâng cúp AFC Champions League Elite mùa giải 2024/25.

Al Ahli lần đầu tiên vô địch AFC Champions League Elite mùa giải 2024/25.
Al Ahli lần đầu tiên vô địch AFC Champions League Elite mùa giải 2024/25. Ảnh: Al Ahli

Al Ahli là một thế lực lớn trong bóng đá Ả Rập Xê Út với hàng loạt danh hiệu chính thức, số lượng chỉ đứng sau Al-Hilal và Al-Nassr. Đáng chú ý, họ là đội đầu tiên tại Ả Rập Xê Út vô địch cả giải VĐQG và King’s Cup trong cùng một mùa giải (1978 và 2016).

Kỷ lục chuỗi 51 trận bất bại tại Saudi Pro League từ năm 2014 đến 2016 cũng là minh chứng cho sức mạnh của họ trong lịch sử bóng đá khu vực. Mặc dù mùa giải 2021/22 chứng kiến lần đầu tiên Al Ahli xuống hạng, nhưng họ nhanh chóng trở lại giải đấu hàng đầu sau một mùa giải ở hạng Nhất.

2. Kawasaki Frontale

Kawasaki Frontale vốn đã khẳng định vị thế với nhiều danh hiệu tại Nhật Bản. Họ vô địch J-League 4 lần (2017, 2018, 2020, 2021) cùng hàng loạt danh hiệu khác. Tại AFC Champions League Elite mùa giải 2024/25, dù để thua 0-2 trước Al Ahli, nhưng đại diện khu vực miền Đông – Kawasaki Frontale đã thể hiện phong độ ấn tượng khi vượt qua vòng bảng và vào đến trận chung kết.

Với lối chơi tấn công cống hiến, đẹp mắt nhưng không kém phần hiệu quả, Kawasaki Frontale không chỉ được giới chuyên môn đánh giá cao, mà còn thu hút sự đầu tư vào cơ sở vật chất và chiến lược phát triển dài hạn, khiến Kawasaki Frontale có tiềm năng dần trở thành một thế lực lớn ở châu Á.

Kết Luận

Bóng đá châu Á trong nhiều năm qua đã có những bước tiến dài, đặc biệt là tại một số quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ả Rập Xê Út hay Iran. Dù đang đứng trước nhiều thách thức, nhưng bóng đá châu Á cũng cho thấy những tín hiệu tích cực, đặc biệt khi AFC, cơ quan điều hành cao nhất, đã và đang đưa ra những bước cải tổ mạnh mẽ và chiến lược dài hạn để hướng đến một châu Á thống nhất và phát triển toàn diện.